Được đánh giá là một là lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro vì khả năng thu hồi chậm, thời gian cho vay dài, đồng thời bị quy định kiểm soát bởi NHNN. Tuy nhiên từ lâu, cho vay kinh doanh BĐS luôn là một phần không thể thiếu trong danh mục các sản phẩm tín dụng của VPBank.
Báo cáo tài chính của VPBank cho thấy, tín dụng BĐS luôn chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Theo đó, năm 2015, tổng số dư nợ cho vay khách hàng của VPBank đạt 116.804 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay kinh doanh BĐS chiếm 19,76%, trong khi cho vay đối với các công việc trong hộ gia đình cũng chiếm khoảng 25,75%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hoảng 10% và cho vay đối với ô tô, xe máy khoảng 8%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chiếm 2,69% tổng dư nợ cho vay, tăng so với mức 2,53% năm 2014. Tổng nợ xấu cũng tăng mạnh 58% lên 3.145 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 162% lên 1.354 tỷ đồng
Kết thúc năm 2016, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của VPBank tăng mạnh, chiếm 3,09% trong tổng dự nợ cho vay khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay kinh doanh BĐS của VPBank đã có dấu hiệu giảm.
Nguyên nhân là do NHNN đã ban hành những văn bản quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong khi chính ngân hàng này cũng có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh.
Bằng chứng là tỷ lệ cho vay kinh doanh BĐS của VPBank năm 2016 giảm còn 15,82% trong 144.673 tỷ đồng tổng dư nợ cho vay khách hàng. Như vậy, sau 2 năm, cho vay BĐS đã giảm gần một nửa so với tỷ lệ 30% vào năm 2014.
Sang năm 2017, kết quả kinh doanh của VPBank dường như khiến cho các đối thủ phải ghen tị. Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đến hết 30/6/2017 là 2.600 tỷ đồng, tăng 108% so với mức 1.250 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 12%, từ mức 144 nghìn tỷ cuối năm 2016 lên 162 nghìn tỷ cuối tháng 6/2017.
Mặc dù VPBank đã thu hồi được 404 tỷ đồng tiền nợ xấu, cũng như tỷ lệ nợ xấu hợp nhất giảm chỉ còn 2.81%. Tuy nhiên, kết thúc quý 2/2017, nợ xấu của VPBank vẫn tăng 22% so với hồi đầu năm, với hơn 4.558 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức 1.093 tỷ đồng, tăng 22%, trong khi nợ nghi ngờ cũng tăng 22,4%, lên 1.194 tỷ đồng.
Hiện nay, cho vay tiêu dùng là một thế mạnh của VPBank mà không có bất cứ ngân hàng nào có thể theo kịp. Tuy nhiên, lợi nhuận cao mảng cho vay tiêu dùng cũng khiến nợ xấu của VPBank từ cho vay tiêu dùng cũng rất lớn.
Đây có lẽ chính là lý do khiến VPBank cân phải nhắc rất kỹ việc trong việc tăng tín dụng liên quan đến BĐS và đang từng bước hạ tỷ lệ cho vay BĐS xuống mức thấp nhất.
Theo Vnfinance.vn