Chiều ngày 29/8/2016, tại Singapore, đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) đã ký kết một bản thỏa thuận ghi nhớ, theo đó GIC sẽ mua 7,73% cổ phần tính trên toàn bộ cổ phần của Vietcombank - ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam. Tại buổi ký kết có sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng nhiều cán bộ cấp cao của Việt Nam và Singapore. Ngoài ra còn có đại diện Credit Suise – Nhà môi giới và tư vấn tài chính của Vietcombank trong giao dịch lần này.
Theo thỏa thuận ghi nhớ, GIC sẽ mua 305.810.895 cổ phần mới của Vietcombank. Việc đầu tư cổ phần của GIC sẽ làm tăng vốn điều lệ của Vietcombank và giúp ngân hàng chuẩn bị cho việc triển khai BASEL II cũng như duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Khoản đầu tư của GIC là một phần trong giao dịch phát hành riêng lẻ 359.777.745 cổ phần mới của Vietcombank.
Theo thỏa thuận, GIC sẽ mua 305.810.895 cổ phần mới của Vietcombank. Việc đầu tư cổ phần của GIC sẽ làm tăng vốn điều lệ của Vietcombank và giúp ngân hàng duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Với việc bán 305.810.895 cổ phần mới cho GIC, Vietcombank sẽ thu về hàng trăm triệu đô la Mỹ. Hiện tại mức giá cổ phiếu Vietcombank đồng ý bán cho phía GIC vẫn chưa được công bố theo thoả thuận của cả hai bên.
Đây là lần đầu tiên quỹ đầu tư GIC Singapore sử dụng nguồn vốn dự trữ của mình vào một ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Đồng thời cũng là khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong năm nay.
Các điều khoản và điều kiện của giao dịch sẽ phụ thuộc vào các chấp thuận pháp lý của các cơ quan có thẩm quyền liên quan ở cả hai bên, phía Vietcombank cụ thể là NHNN và Chính phủ. Dự kiến, hợp đồng chính thức sẽ được hoàn tất trong năm 2016.
Đại diện Vietcombank, Phó Tổng giám đốc - Phạm Thanh Hà (hàng đầu, thứ 2 từ phải sang) trao biên bản được ký kết. Ảnh. Internet.
Vào năm 2011, Vietcombank cũng đã bán 15% cổ phần của mình cho cổ đông chiến lược là Mizuho Bank Ltd với giá 34.000 đồng/cổ phiếu, qua đó tổng số tiền Vietcombank đã thu về từ thương vụ với Mizuho là gần 11.829 tỷ đồng.
Theo Credit Suisse, đơn vị môi giới và tư vấn tài chính của Vietcombank trong thương vụ này thi theo phương pháp định giá giá trị nội tài bằng mô hình chiết khấu cổ tức, giá hợp lý của cổ phiếu Vietcombank vào khoảng từ 27.660 đồng – 40.710 đồng/cổ phiếu. Nếu theo phương pháp định giá theo thị giá thì giá cổ phiếu Vietcombank vào khoảng 29.030 đồng – 34.420 đồng/cổ phiếu.
Kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán đến nay, giá cổ phiếu Vietcombank có mức dao động rất lớn khi giá cao nhất là 63.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá thấp nhất chỉ là 19.000 đồng/cổ phiếu. Đóng phiên giao dịch ngày 29/8, giá cổ phiếu Vietcobank ghi nhận ở mức 57.500 đồng/cổ phiếu. Có thể thấy thị giá của cổ phiếu Vietcombank đang ở mức rất cao, và chắc chắn giá mà phía GIC đưa ra cho phía Vietcombank sẽ thấp hơn so với thị giá hiện tại của cổ phiếu Vietcombank trên sàn giao dịch chứng khoán.
Quang Thắng (Tổng hợp)