TVSI: Chỉ số VN-Index có thể sớm cân bằng trở lại

Trong phiên giao dịch cuối tuần, TVSI kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sớm cân bằng trở lại và hình thành vùng nền giá tích lũy mới.

Tài chính Doanh nghiệp trích báo cáo nhận định thị trường ngày 15/3 của một số công ty chứng khoán.

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Chỉ số VN-Index kết phiên giao dịch ngày 14/3 với cây nến giảm điểm dạng Bearish Engufling với giá đóng cửa ở mức thấp trong ngày kèm thanh khoản gia tăng, cho thấy áp lực bán gia tăng trở lại tại vùng giá cao.

Chỉ số đã có phiên kiểm tra lại vùng đỉnh ngắn hạn và đã thất bại, giảm điểm trở lại về cuối phiên. Việc giảm điểm trở lại một phần do tác động của nhóm ngành dẫn dắt chính là nhóm ngân hàng, khi nhóm ngành này vẫn chưa kết thúc điều chỉnh sau một giai đoạn tăng mạnh trước đó.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, TVSI kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sớm cân bằng trở lại và hình thành vùng nền giá tích lũy mới.

Chứng khoán SHS

Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, thị trường hồi phục mạnh trở lại đỉnh ngắn hạn và phiên rung lắc hôm nay là vận động bình thường. Mặc dù trong ngắn hạn chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tăng tới vùng kháng cự mạnh 1.300 điểm.

TVSI: Chỉ số VN-Index có thể sớm cân bằng trở lại - Ảnh 1

Nhịp tăng vượt qua 1.250 điểm trước đó chưa đủ tin cậy, nên rủi ro thị trường biến động bất thường là cao. SHS cho rằng sau khi kết thúc đà hưng phấn VN-Index sẽ điều chỉnh trở lại trong kênh 1.150-1.250 điểm.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chỉ số VN-Index kết phiên ngày 14/3 với nến đỏ, ghi nhận phiên điều chỉnh tại vùng kháng cự quanh khu vực 1.260-1.280 điểm.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI đang hướng xuống cho dấu hiệu hình thành phân kỳ âm. Tuy nhiên MACD mới hình thành một đỉnh và chưa cho dấu hiệu hình thành đỉnh thứ hai, cùng với việc chưa có sự đồng thuận hình thành hai đỉnh phân kỳ của chỉ báo, nên trên ở cả khung đồ thị ngày và giờ cho thấy VN-Index trong ngắn hạn vẫn sẽ có những phiên rung lắc tích lũy.

Thị trường đã tăng mạnh hai phiên trước và đang ở mốc đỉnh cũ quanh 1.260 điểm nên trạng thái lình xình và chưa bứt ngay lên được là hiện tượng dễ hiểu. Nếu có sự đồng thuận giữa dòng tiền và thanh khoản thì thị trường sẽ duy trì điều chỉnh tích lũy quanh khu vực này trước khi bước vào nhịp tăng tiếp theo.

Như Hằng

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục