Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc là sự kết hợp các mô hình quản lý ở các nước Đức, Australia và Pháp. Trong đó, đáng chú ý là khái niệm “mới” về bất động sản. “Bất động sản” ở đây, cụ thể là "đất đai, biển cả, nhà cửa, kiến trúc, rừng, cây cối và những vật thể cố định khác”.
Các nguồn tin còn xác nhận bất kỳ người dân hay doanh nghiệp Trung Quốc nào cũng có thể đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đất, nhà ở, vùng biển ở những đảo và quần đảo trên biển Đông, bao gồm các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới này cho thấy Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng trong chiến lược bành trướng lãnh thổ của nước này ở biển Đông.
Căng thẳng ở biển Đông leo thang kể từ khi Trung Quốc hồi tháng 5.2014 đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép vào vùng biển Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu Trung Quốc đã ngang ngược đâm, bắn vòi rồng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Thời gian gần đây, Trung Quốc còn tăng cường các hoạt động xây dựng trái phép bao gồm: xây dựng trường học phi pháp tại đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa và xây đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó, Đài Loan cũng chi 100 triệu USD xây dựng cầu cảng trái phép ở đảo Ba Bình thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Báo Want China Times bình luận việc Trung Quốc cho phép đăng ký QSD đất tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho thấy Bắc Kinh tiếp tục tỏ ra hiếu chiến trong chiến lược mở rộng chủ quyền lãnh thổ.
Hệ thống đăng ký quyền sử dụng bất động sản mới của Trung Quốc dự kiến sẽ được áp dụng vào năm 2018. Nếu được xác nhận, đây là sẽ là động thái ngang ngược vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo trên.
Thu Phương(TH)