Tin tức thị trường hàng hóa trong nước ngày 21/5/2014

Trồng cà chua bi cho lợi nhuận cao,bơ tiêu chuẩn VietGap tại Lâm Đồng được mùa, trúng giá; Giá cà phê Tây Nguyên tăng trở lại; cá bống tượng giảm… là những tin tức đáng chú ý về trường hàng hóa trong nước ngày hôm nay.

Bơ tiêu chuẩn VietGap tại Lâm Đồng được mùa, trúng giá

Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng cho biết hiện nay, nhiều vùng của tỉnh Lâm Đồng như Bảo Lâm, Bảo Lộc và Lâm Hà đã áp dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn an toàn VietGap để trồng các loại giống bơ ghép có chất lượng và năng suất cao.

Tại thời điểm hiện nay, khi bà con nông dân đang bước vào vụ thu hoạch bơ, giá bơ mua tại vườn là 15.000 - 25.000 đồng/kg, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các nhà vườn, năm nay được mùa, trúng giá nên những cây bơ 7 năm tuổi có thể cho thu nhập hơn 6 triệu đồng/cây. Trong khi đó, giá bơ bán tại chợ cũng tăng, bơ sáp loại ngon có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, bơ loại thường từ 18.000 - 25.000 đồng, tuỳ quả to hay nhỏ.

Những năm trước, cây bơ được trồng bằng hạt chỉ bán với giá vài ngàn đồng/kg. Hiện nay, nhiều nhà vườn đã áp dụng quá trình canh tác cây bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP và chế độ chăm sóc hợp lý đã đem lại năng suất cao với gần 28 tấn/ha và giá bán cao gấp nhiều lần so với trước. Đây chính là cơ hội tốt để người trồng bơ ở Lâm Đồng lựa chọn được những giống bơ ghép có năng suất, chất lượng tốt phục vụ cho việc chuyển đổi giống bơ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng cà chua bi cho lợi nhuận cao

Ngày 20/5, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị nhân rộng mô hình sản xuất cà chua bi xuất khẩu nhằm triển khai 3 mô hình trồng cà chua bi ở 3 huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng với diện tích tối thiểu là 5 ha/mô hình trong năm 2014 và 6 mô hình ở tất cả 6 huyện, thành phố vào năm 2015.

Về việc bao tiêu sản phẩm, UBND tỉnh đề nghị Công ty TNHH Chế biến Nông sản Hội Vũ (thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên) tiếp tục tổ chức ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân ngay từ đầu vụ. Để khuyến khích nông dân tham gia thực hiện mô hình, UBND tỉnh Hà Nam cũng có cơ chế hỗ trợ 100% tiền giống và 20% tiền vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) để sản xuất.

Mô hình sản xuất cà chua bi xuất khẩu đã được triển khai tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên từ vụ đông năm 2013 với diện tích 5,4 ha, năng suất đạt 1,6 tấn quả/sào. Với giá bán ký kết 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bình quân người trồng có lãi 6 - 7 triệu đồng/sào.

Tin tức thị trường hàng hóa trong nước ngày 21/5/2014 - Ảnh 1

Cà Mau: cá bống tượng giảm

Người nuôi cá bống tượng ở địa bàn thành phố Cà Mau bị lỗ do giá giảm mạnh. Thời điểm hiện nay, 1 kg cá bống tượng chỉ ở mức 300.000 đồng, thậm chí có lúc còn 280.000 đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ, khiến người nuôi cá rơi vào tình trạng nuôi ít lỗ ít, nuôi nhiều lỗ nhiều.

Theo nhiều người chuyên nuôi cá bống tượng cho biết, nguyên nhân giá cá giảm mạnh là do cung vượt cầu. Toàn tỉnh hiện có gần 3.000 hộ nuôi cá bống tượng với số lượng gần 5.000 ao. Riêng xã Tân Thành, thành phố Cà Mau đã có trên 1.200 hộ nuôi cá bống tượng với trên 2.000 ao, mỗi ngày cung cấp cho thị trường gần 1 tấn sản phẩm. Hơn nữa giá cá bống tượng lại đắt, cứ 1 kg cá mua được 4 kg thịt lợn nên người tiêu dùng ít mua, từ đó giá bị rớt. Trong khi đó thì giá con giống, thức ăn và các chi phí cải tạo ao đầm tăng gấp đôi dẫn tới người nuôi cá thua lỗ.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 500 hộ bỏ nghề nuôi cá bống tượng. Nếu tình hình trên không được cải thiện thì số hộ nuôi cá sẽ tiếp tục giảm, đẩy nghề nuôi cá bống tượng trước nguy cơ tàn lụi dần.

Cá bống tượng là một trong loại thuỷ sản quý hiếm, có chất dinh dưỡng cao. Nghề nuôi cá bống tượng mới hình thành từ năm 2000 và phát triển trong vài năm trở lại đây và đã giúp cho hàng trăm hộ dân làm giàu, từ đó có sức thu hút và lan toả khắp tỉnh. Nếu như trước đây chỉ có thành phố Cà Mau nuôi cá bống tượng thì hiện nay nhiều hộ dân ở các huyện như Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình đều tổ chức nuôi.

Trước tình hình cá rớt giá, nhiều hộ nuôi cá bỏ nghề, ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, cá bống tượng là loại cá được quy hoạch phát triển chung với kinh tế thuỷ sản. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 7.000 hộ nuôi với số lượng 10.000 ao. Tuy nhiên, đây là loại cá quý, giá đắt, không phù hợp với túi tiền của người thu nhập trung bình nên tiêu thụ chậm. Bởi vậy trong quy hoạch, cá bống tượng sẽ xuất khẩu, do đó chính quyền địa phương vẫn khuyến khích bà con tổ chức nuôi cá. Trước mắt là tiêu thụ tại chỗ, kế đến là giao cho một số doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu. Như vậy, khó khăn của người nuôi cá bống tượng hiện nay là tạm thời, tương lai là rất triển vọng, bà con yên tâm nuôi cá nếu có điều kiện.

Trà Vinh: trao chứng nhận VietGAP cho thanh long ruột đỏ

Ngày 20/5, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh trao giấy chứng nhận VietGAP cho 14 hộ nông dân trồng thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, với tổng diện tích hơn 24 ha.

Ông Trần Văn Nhàn, Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành (Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh), cho biết: thanh long ruột đỏ là sản phẩm trái cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Trước đó, thanh long ruột đỏ của Trà Vinh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu hàng hoá. Hiện nay, Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh đang tiếp tục hỗ trợ cho 22 xã viên còn lại của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ về quy trình sản xuất, thủ tục… để được công nhận đạt chuẩn VietGAP, nhằm giúp cho xã viên của hợp tác xã đảm bảo được đầu ra và nâng cao giá trị trái thanh long ruột đỏ.

Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, thanh long ruột đỏ được các nhà vườn trong tỉnh Trà Vinh chọn trồng hiện nay là giống Long Định 1. Loại giống này cho quả có trọng lượng trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/quả, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vừa qua, thông qua Công ty Nông sản Việt S (Đồng Tháp), Hợp tác xã đã xuất khẩu chào hàng thành công 1 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Hoa Kỳ.

Trà Vinh hiện có hơn 70 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các huyện Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Cầu Ngang, cho sản lượng bình quân gần 2.000 tấn trái/năm; riêng Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ chiếm 32 ha, cho tổng sản lượng hơn 1.000 tấn trái/năm./.

Bơ tiêu chuẩn VietGap tại Lâm Đồng được mùa, trúng giá

Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng cho biết hiện nay, nhiều vùng của tỉnh Lâm Đồng như Bảo Lâm, Bảo Lộc và Lâm Hà đã áp dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn an toàn VietGap để trồng các loại giống bơ ghép có chất lượng và năng suất cao.

Tại thời điểm hiện nay, khi bà con nông dân đang bước vào vụ thu hoạch bơ, giá bơ mua tại vườn là 15.000 - 25.000 đồng/kg, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các nhà vườn, năm nay được mùa, trúng giá nên những cây bơ 7 năm tuổi có thể cho thu nhập hơn 6 triệu đồng/cây. Trong khi đó, giá bơ bán tại chợ cũng tăng, bơ sáp loại ngon có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, bơ loại thường từ 18.000 - 25.000 đồng, tuỳ quả to hay nhỏ.

Những năm trước, cây bơ được trồng bằng hạt chỉ bán với giá vài ngàn đồng/kg. Hiện nay, nhiều nhà vườn đã áp dụng quá trình canh tác cây bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP và chế độ chăm sóc hợp lý đã đem lại năng suất cao với gần 28 tấn/ha và giá bán cao gấp nhiều lần so với trước. Đây chính là cơ hội tốt để người trồng bơ ở Lâm Đồng lựa chọn được những giống bơ ghép có năng suất, chất lượng tốt phục vụ cho việc chuyển đổi giống bơ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng cà chua bi cho lợi nhuận cao

Ngày 20/5, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị nhân rộng mô hình sản xuất cà chua bi xuất khẩu nhằm triển khai 3 mô hình trồng cà chua bi ở 3 huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng với diện tích tối thiểu là 5 ha/mô hình trong năm 2014 và 6 mô hình ở tất cả 6 huyện, thành phố vào năm 2015.

Về việc bao tiêu sản phẩm, UBND tỉnh đề nghị Công ty TNHH Chế biến Nông sản Hội Vũ (thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên) tiếp tục tổ chức ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân ngay từ đầu vụ. Để khuyến khích nông dân tham gia thực hiện mô hình, UBND tỉnh Hà Nam cũng có cơ chế hỗ trợ 100% tiền giống và 20% tiền vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) để sản xuất.

Mô hình sản xuất cà chua bi xuất khẩu đã được triển khai tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên từ vụ đông năm 2013 với diện tích 5,4 ha, năng suất đạt 1,6 tấn quả/sào. Với giá bán ký kết 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bình quân người trồng có lãi 6 - 7 triệu đồng/sào.

Cà Mau: cá bống tượng giảm

Người nuôi cá bống tượng ở địa bàn thành phố Cà Mau bị lỗ do giá giảm mạnh. Thời điểm hiện nay, 1 kg cá bống tượng chỉ ở mức 300.000 đồng, thậm chí có lúc còn 280.000 đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ, khiến người nuôi cá rơi vào tình trạng nuôi ít lỗ ít, nuôi nhiều lỗ nhiều.

Theo nhiều người chuyên nuôi cá bống tượng cho biết, nguyên nhân giá cá giảm mạnh là do cung vượt cầu. Toàn tỉnh hiện có gần 3.000 hộ nuôi cá bống tượng với số lượng gần 5.000 ao. Riêng xã Tân Thành, thành phố Cà Mau đã có trên 1.200 hộ nuôi cá bống tượng với trên 2.000 ao, mỗi ngày cung cấp cho thị trường gần 1 tấn sản phẩm. Hơn nữa giá cá bống tượng lại đắt, cứ 1 kg cá mua được 4 kg thịt lợn nên người tiêu dùng ít mua, từ đó giá bị rớt. Trong khi đó thì giá con giống, thức ăn và các chi phí cải tạo ao đầm tăng gấp đôi dẫn tới người nuôi cá thua lỗ.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 500 hộ bỏ nghề nuôi cá bống tượng. Nếu tình hình trên không được cải thiện thì số hộ nuôi cá sẽ tiếp tục giảm, đẩy nghề nuôi cá bống tượng trước nguy cơ tàn lụi dần.

Cá bống tượng là một trong loại thuỷ sản quý hiếm, có chất dinh dưỡng cao. Nghề nuôi cá bống tượng mới hình thành từ năm 2000 và phát triển trong vài năm trở lại đây và đã giúp cho hàng trăm hộ dân làm giàu, từ đó có sức thu hút và lan toả khắp tỉnh. Nếu như trước đây chỉ có thành phố Cà Mau nuôi cá bống tượng thì hiện nay nhiều hộ dân ở các huyện như Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình đều tổ chức nuôi.

Trước tình hình cá rớt giá, nhiều hộ nuôi cá bỏ nghề, ông Lê Văn Sử - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, cá bống tượng là loại cá được quy hoạch phát triển chung với kinh tế thuỷ sản. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 7.000 hộ nuôi với số lượng 10.000 ao. Tuy nhiên, đây là loại cá quý, giá đắt, không phù hợp với túi tiền của người thu nhập trung bình nên tiêu thụ chậm. Bởi vậy trong quy hoạch, cá bống tượng sẽ xuất khẩu, do đó chính quyền địa phương vẫn khuyến khích bà con tổ chức nuôi cá. Trước mắt là tiêu thụ tại chỗ, kế đến là giao cho một số doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu. Như vậy, khó khăn của người nuôi cá bống tượng hiện nay là tạm thời, tương lai là rất triển vọng, bà con yên tâm nuôi cá nếu có điều kiện.

Trà Vinh: trao chứng nhận VietGAP cho thanh long ruột đỏ

Ngày 20/5, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh trao giấy chứng nhận VietGAP cho 14 hộ nông dân trồng thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, với tổng diện tích hơn 24 ha.

Ông Trần Văn Nhàn, Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành (Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh), cho biết: thanh long ruột đỏ là sản phẩm trái cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Trước đó, thanh long ruột đỏ của Trà Vinh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu hàng hoá. Hiện nay, Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh đang tiếp tục hỗ trợ cho 22 xã viên còn lại của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ về quy trình sản xuất, thủ tục… để được công nhận đạt chuẩn VietGAP, nhằm giúp cho xã viên của hợp tác xã đảm bảo được đầu ra và nâng cao giá trị trái thanh long ruột đỏ.

Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, thanh long ruột đỏ được các nhà vườn trong tỉnh Trà Vinh chọn trồng hiện nay là giống Long Định 1. Loại giống này cho quả có trọng lượng trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/quả, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vừa qua, thông qua Công ty Nông sản Việt S (Đồng Tháp), Hợp tác xã đã xuất khẩu chào hàng thành công 1 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Hoa Kỳ.

Trà Vinh hiện có hơn 70 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các huyện Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Cầu Ngang, cho sản lượng bình quân gần 2.000 tấn trái/năm; riêng Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ chiếm 32 ha, cho tổng sản lượng hơn 1.000 tấn trái/năm./.

Giá cà phê Tây Nguyên tăng trở lại

Sáng nay 21/5, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng từ 100-200 nghìn đồng/tấn so với cuối tuần trước xuống 39,1-39,6 triệu đồng/tấn.Giá Robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB tuy nhiên giảm 1 USD xuống 1.966USD/tấn theo đà giảm của giá Robusta giao tháng 7 trên sàn London.Giá cà phê trong nước sáng nay tăng, ngược chiều với xu thế giảm của giá Robusta. Riêng Arabica phiên giao dịch vừa qua tăng khá trở lại.

Sáng nay 21/5, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng từ 100-200 nghìn đồng/tấn so với cuối tuần trước xuống 39,1-39,6 triệu đồng/tấn.Giá Robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB tuy nhiên giảm 1 USD xuống 1.966USD/tấn theo đà giảm của giá Robusta giao tháng 7 trên sàn London.Giá cà phê trong nước sáng nay tăng, ngược chiều với xu thế giảm của giá Robusta. Riêng Arabica phiên giao dịch vừa qua tăng khá trở lại.

Nguồn: Vinanet 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục