Thanh Chương – Nghệ An: Ai bật 'đèn xanh' cho san lấp dự án xây dựng từ đất vườn?

Biến chướng việc cải tạo mặt bằng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hạ thấp độ cao tránh sạt lở và chuyển đổi cây trồng trên địa bàn đồi núi dốc, một số chủ hộ có dấu hiệu cấu kết với doanh nghiệp để bán đất..

Báo đã nhận việc phản ánh về việc một số hộ gia đình lợi dụng giấy phép cấp quyền khai thác đất, san gạt, hạ thấp độ cao để vận chuyển đất đi san lấp mặt bằng...

Thanh Chương – Nghệ An: Ai bật 'đèn xanh' cho san lấp dự án xây dựng từ đất vườn? - Ảnh 1
Dự án đang được san lấp mặt bằng tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An từ nguồn đất cải tạo vườn


Theo thông tin tìm hiểu của nhóm PV, trên địa bàn xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, hiện trên địa bàn xã có 2 địa điểm mỏ là của ông Nguyễn Thanh Hải và ông Nguyễn Văn Định theo quyết định số 4306/QĐ-UBND của Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương ông Lê Đình Thanh đã ký ngày 04/10/2019 “ về việc cho phép cải tạo đất ở, đất trồng cây lâu năm của chủ sử dụng đất”. Trong nội dung quyết định được cấp thì toàn bộ phần đất dôi dư trong quá trình cải tạo, san gạt hạ thấp độ cao để phục vụ công trình san nền trụ sở một đơn vị nhà nước tại Thị trấn Thanh Chương trên địa huyện với khối lượng của 02 hộ gia đình này là dự kiến 12000m3 là khối lượng tài nguyên nguyên khai tại thửa đất số 1100 và thửa đất số 407, tờ bản đồ số 9 với thời hạn 02 tháng kể từ ngày bắt đầu thực hiện thi công tại hiện trường.

Thanh Chương – Nghệ An: Ai bật 'đèn xanh' cho san lấp dự án xây dựng từ đất vườn? - Ảnh 2
Đất được xin cải tạo thành vườn trồng cây giờ chỉ còn trơ đá.


Tuy nhiên thực tế ghi nhận cho thấy phần lớn đất khai thác tại xã Thanh Lĩnh được các xe tải có logo Hùng Thành vận chuyển chạy qua thị trấn để ra san lấp mặt bằng trên địa bàn huyện này.

Thanh Chương – Nghệ An: Ai bật 'đèn xanh' cho san lấp dự án xây dựng từ đất vườn? - Ảnh 3
Tại xã Thanh Lĩnh - xe 37C 253.92 gắn lo go Hùng Thành đang được máy múc xúc đất chở đổ san lấp mặt bằng.


Để nắm bắt rõ hơn về tình trạng khai thác đất tại xã Thanh Lĩnh, mang đến cái nhìn khách quan cho bạn đọc, Phóng viên liên hệ với Chánh văn phòng và được giới thiệu làm việc với đại diện lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện Thanh Chương, tại buổi làm việc ông Nguyễn Trọng Dũng - Phó Trưởng phòng TNMT huyện cho biết : “02 hộ trên đã được cấp phép và đã nạp thuế đầy đủ rồi, anh ngồi đây sẽ cung cấp anh đầy đủ ”. Tuy nhiên khi xem giấy tờ vị này cung cấp nhưng không thấy phần giấy thuế, và được phóng viên hỏi sao không thấy giấy nạp thuế tài nguyên đâu? Tại sao khai thác khối lượng đất lớn được vận chuyển để san lấp cho đơn vị nhà nước mà không có ai giám sát vậy? Sau đó vị này nói đi tìm giấy nạp tiền thuế và không thấy quay trở lại phòng làm việc.

Mặc dù trong tất cả giấy phép được cấp đều ghi rõ là công trình cải tạo mặt bằng đất, phương thức thực hiện là đào, bốc, vận chuyển san gạt mặt bằng để xây dựng nhà ở, trồng cây, khối lượng đất dôi dư mang ra khỏi thửa đất được tận dụng san lấp…và giao cho UBND xã Thanh Lĩnh kiểm tra, giám sát và giao phòng TNMT hướng dẫn đôn đốc kiểm tra, giám sát UBND xã Thanh Lĩnh đối với việc thực hiện…Tuy nhiên, thực tế nhiều ngày tại nơi đây, chúng tôi không hề thấy bất cứ một bóng dáng đại diện cho cơ quan chức năng nào giám sát. Tiếp ngày 24/12 nhóm phóng viên về tiếp tục làm việc với UBND xã Thanh Lĩnh và ông Chủ tịch Nguyễn Văn Hồng trả lời việc khai thác này xã không giám sát.

Qua điều tra nguồn tin riêng của chúng tôi được biết, với mỗi m3 đất tại đây được bán giá là 25 nghìn và giá trúng thầu để san lấp tại công trình là 125 nghìn/m3 đất, điều này đã trái ngược với Tờ trình số 375/TTr – UBND ngày 02/10/2019 của ông Nguyễn Văn Hồng – Chủ tịch xã UBND Thanh Lĩnh “Về việc xin phép cải tạo đất ở, vườn liền kề của hộ gia đình” được ghi rõ ... “Hai gia đình cam kết thực hiện việc cải tạo đất đúng theo nội dung đơn xin cải tạo, không lợi dụng việc cải tạo để bán tài nguyên khoáng sản”.

Trong bản phương án cải tạo vườn, đất ở của UBND xã Thanh Lĩnh kiến nghị UBND huyện Thanh Chương chấp thuận được nêu “Căn cứ Thông báo số 3816/TB-STNMT ngày 19/7/2016 của Sở tài nguyên môi trường của tỉnh Nghệ An về ý kiến kết luận của đồng chí Võ Duy Việt – Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tạo buổi làm việc với UBND huyện Thanh Chương để đánh giá công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường 06 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 06 tháng cuối năm 2016 ” mặc dù lấy căn cứ thông báo từ buổi làm việc từ năm 2016 nhưng vẫn được Phó Chủ tịch huyện Thanh Chương ông Lê Đình Thanh đã nhanh chóng siêu nhanh là ngày 04/10/2019 đã phê duyệt Quyết định số 4306/QĐ-UBND cho phép cải tạo… toàn bộ thủ tục chỉ trong 02 ngày!? Điều này cho thấy vì sao khoản chênh lệch cho giá trị thanh toán công trình lớn và ai sẽ được lợi???

Theo tìm hiểu của phóng viên, việc cải tạo đất trên địa bàn chưa có nhà nào đủ kinh phí để thuê máy múc và vận chuyển với hàng chục nghìn m3 đất với độ cao vườn là 6m, ngay tại bộ hồ sơ cũng đã thể hiện, nhưng UBND xã Thanh Lĩnh và UBND huyện chẳng biết gì về việc mua bán tài nguyên khoáng sản???

Liên quan đến vấn đề tiền thuế đất được vận chuyển đi, với hàng chục nghìn m3 đất san lấp được khai thác tại xã Thanh Lĩnh này sẽ có số tiền thu về không nhỏ. Điều này đầu nậu sẽ không nộp thuế vì toàn bộ nguyên liệu đất mua bán ở đây không có hóa đơn chứng từ. Vậy điều cần làm rõ khi một dự án san lấp mặt bằng xây dựng công trình do nguồn kinh phí nhà nước thì bắt buộc phải đấu thầu, hồ sơ thầu có hợp lệ hay không? Vậy đơn vị trúng thầu đang thi công san lấp công trình xây dựng này được cấp mỏ lấy đất san lấp từ điểm nào? Hóa đơn chứng từ kê khai thuế mua đất san lấp được cung cấp từ đơn vị nào?

Để thực hiện khai thác đất san lấp tại dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn ngân sách phải thực hiện theo quy định tại Điểm 1 Điều 65 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 54 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính Phủ và cụ thể lĩnh vực khoáng sản ban hành kèm theo Quyết định số 5780/QĐ – UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh Nghệ An. Trong khi đó trên địa bàn huyện Thanh Chương chỉ có một công văn số 6938/STNMT-KS ngày 05/12/2019 của Sở tài nguyên và môi trường “ Hướng dẫn thực hiện khai thác đất san lấp tại dự án đầu tư xây dựng công trình” gửi UBND huyện Thanh Chương và Công ty Cổ phần Nông Thủy sản Nghệ An với việc cải tạo đất dôi dư khoảng 15.000m3 để san lấp các công trình trên địa bàn huyện.

Vậy tại sao tình trạng khai thác đất san lấp biến chướng từ cải tạo mặt bằng vườn thành khai thác đất san cho công trình xây dựng trên địa bàn trước mặt UBND huyện Thanh Chương lại diễn ra một cách công khai bất chấp các quy định của pháp luật? UBND tỉnh Nghệ An đã ra những quyết định: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 01/06/2017 và Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành tại Quyết định số 4182/QĐ-UBND ngày 12/9/2017. Vậy Lãnh đạo huyện được phân công nhiệm vụ có biết những văn bản này hay không? Câu hỏi dành cho các cơ quan chức năng quản lý.


Quảng Bình và nhóm PV/KD&PL


 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục