Shark Bình - Chủ tịch NextTech sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào?

Shark Bình, Chủ tịᴄh Tập đoàn NextTeᴄh - tập đoàn ѕở hữu nhiều thương hiệu ᴄông nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FaѕtGo, Ngân Lượng… có giá trị lên tới triệu đô.

Shark Bình tên thật là Nguyễn Hòa Bình, sinh năm 1981, là doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam, hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Được biết, vị Chủ tịch sinh năm 1981 của NextTech Group từng đạt nhiều giải thưởng trong lĩnh vực khi còn là sinh viên, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị thông tin tại Đại học Osaka, Nhật Bản. Ông Nguyễn Hoà Bình được truyền thông trong nước miêu tả có khao khát khởi nghiệp khi còn rất trẻ, lập công ty riêng khi mới 19 tuổi, tự chiến đấu xây dựng sự nghiệp từ con số 0 tròn trĩnh.

Ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch NextTech Group.
Ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch NextTech Group.

Tiền thân của NextTech là CTCP Giải pháp phần mềm Hoà Bình (Peacesoft). Năm 2016 là một bước chuyển mình thứ hai của PeaceSoft. Shark Bình đã tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn và đổi tên thành NextTech. Mục đích của việc chuyển đổi này nhằm đưa công ty tham gia vào cuộc chơi lớn hơn: điện tử hóa thương mại với tổng doanh số bán lẻ lên đến 100 tỷ USD/năm.

Sau khi đổi tên công ty thành NextTech Shark Bình đã xây dựng hệ sinh thái với 20 dịch vụ điện tử hóa hoạt động tại Việt Nam và 8 thị trường khác tại Đông Nam Á và Trung Quốc. Các lĩnh vực được Shark Bình tập trung chủ yếu là: thương mại điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần và giáo dục. 

Bên cạnh những thành công được nêu trên, doanh nghiệp còn sở hữu rất nhiều thương hiệu công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như: FastGo, mPOS, VIMO.vn, Ngân Lượng, Boxme… Tổng sản lượng giao dịch điện tử hàng năm ước lượng đạt được 3 tỷ USD. Với số lượng nhân viên lên tới 200 người tại 8 quốc gia trong khu vực.

NextTech từng được ví là “Alibaba của Việt Nam”. Doanh nghiệp này còn được bầu là 1 trong 10 công ty có sức ảnh hưởng đến sự phát triển Internet của Việt Nam.  

Với gần 20 năm đầu tư và phát triển trong lĩnh vực công nghệ, NextTech đang xây dựng thêm các mục tiêu mở rộng đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác.

Chủ tịch NextTech Group trở thành nhà đầu tư mới của Shark Tank mùa 3, lập quỹ 10 triệu USD

Shark Bình không ᴄhỉ đượᴄ biết đến ᴠới ᴠai trò là nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam mà ᴄòn đượᴄ ᴄoi là "tri kỷ" ᴄủa ᴄáᴄ startup Việt ᴠới hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp thành ᴄông.

Năm 2019, NextTech đã thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm Next100.vc với quy mô 10 triệu USD trao cơ hội thứ hai cho các startup không qua được vòng audition hoặc không gọi được vốn trong chương trình. 

NextTech sẽ dùng 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp và Hệ sinh thái rộng lớn để tư vấn, huấn luyện đồng thời hỗ trợ thực chiến mọi mặt cho các startup Việt.

Mục tiêu của Next100 là làm việc cùng các nhà khởi nghiệp để tìm long mạch và công thức tăng trưởng bền vững cho startup, đồng thời sử dụng nguồn lực của NextTech group làm bệ phóng cho 100 doanh nhân công nghệ đột phá thị trường Việt nam và phát triển ra khu vực Đông Nam Á.

Shark Bình cam kết đầu tư bao nhiêu tiền trên truyền hình?

Shark Tank Việt Nam đang đi đến mùa 5. Nhìn lại chặng đường của chương trình này 2 mùa trước có sự góp mặt của shark Bình, đây là một trong những "cá mập" chăm giải ngân nhất trên truyền hình.

Mùa 3 Shark Tank, shark Bình cam kết đầu tư 33,2 tỷ đồng. Trong đó, startup y tế eDoctor được shark Bình đầu tư cùng shark Dũng và shark Việt với giá trị đầu tư là 100.000 USD.

Nền tảng đánh giá giáo dục và đặt chỗ các khóa học Edu2Review được shark Bình cam kết đầu tư 100.000 USD cho 2,5% cổ phần, 2,5% còn lại được bù dưới dạng ESOP.

Thương hiệu đồ thông minh Perfect sau thỏa thuận trên chương trình đã chính thức ký hợp đồng tài trợ vốn 1,2 triệu USD từ shark Bình.

Cuối cùng, nền tảng thiết kế, in ấn trực tuyến Printgo được shark Bình cam kết đầu tư 1 tỷ đồng, khép lại các startup được shark Bình "rót vốn" mùa 3 trên sóng.

Sang mùa 4 Shark Tank, tổng số tiền shark Bình cam kết đầu tư lên tới hơn 37 tỷ đồng, với 9 thương vụ thành công trên sóng.

Thương vụ lớn nhất của shark Bình trong mùa 4 phải kể đến màn chốt deal "thần tốc" 500.000 USD giữa shark Bình và CEO Coolmate - nền tảng mua sắm thời trang nam giới trực tuyến.

Thương vụ giá trị thứ 2 là cam kết đầu tư cho eLink Gate, số tiền hơn 9,2 tỷ đồng với sản phẩm công nghệ "made in Việt Nam" mà shark Bình đã hứa hẹn sẽ đưa lên Shark Tank Mỹ.

Giải pháp vận hành cho các nhà kinh doanh online Nobita.pro cũng được shark Bình cam kết đầu tư 5,7 tỷ đồng.

Dự án "bếp trên mây" Cloud Kitchen cũng được "shark tri kỷ" này cam kết đầu tư 3 tỷ đồng.

Startup Petkix với sản phẩm camera dành cho chó mèo cũng được shark Bình cam kết rót vốn 65.000 USD cho 5% cổ phần (2,7 tỷ đồng).

Startup thiết bị y tế iCare được Shark Bình cam kết đầu tư 2,3 tỷ đồng.

Startup xây dựng mô hình giáo dục tập trung, khép kín hoàn toàn VNG Education 21 và startup Woay - nền tảng thiết kế minigame cùng nhận được cam kết đầu tư 1 tỷ đồng.

Cuối cùng, startup LMS Academy về mô hình giảm cân chuẩn y khoa được shark Bình cam kết "xuống tay" hơn 460 triệu đồng, đồng hành cùng 4 shark còn lại của Shark Tank mùa 4.

Sau mùa 3 và 4 Shark Tank, shark Bình đã cam kết đầu tư số tiền lên tới hơn 70 tỷ đồng. Mùa 5 Shark Tank đang được phát sóng. Trước đó, điều shark Bình chưa hài lòng ở Shark Tank mùa 4 là chưa có một mega-deal, tức là một deal lớn, có giá trị cao, một startup thực sự mạnh và chất lượng. Khán giả Shark Tank kỳ vọng shark Bình sẽ có thêm "tri kỷ" mới tại sóng truyền hình mùa này.

Hoàng Nhung

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục