Quảng cáo 'Gout Tâm Bình' sử dụng hình ảnh bệnh nhân có phạm luật?

Quảng cáo sản phẩm “Gout Tâm Bình” của Công ty dược TNHH SX&TM Dược phẩm Tâm Bình sử dụng hình ảnh, lời nói của bệnh nhân để có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật, gây hiểu lầm có công dụng như một loại thuốc chữa bệnh.

“Gout Tâm Bình” không thể chữa khỏi bệnh Gout?

Viên Gout Tâm Bình là thực phẩm chức năng do công ty TNHH SX & TM Dược phẩm Tâm Bình sản xuất và phân phối.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay trên website https://chuabenhgout.net/ đăng tải rất nhiều chia sẻ của bệnh nhân về sản phẩm viên Gout Tâm Bình đều chung một motip: Khách hàng bị bệnh Gout (gút) nhiều năm, chỉ số acid uric cao, nhiều đau đớn, nhưng chỉ uống Viên Gout Tâm Bình sau một vài tháng là khỏi được bệnh gút.

 

 

Quảng cáo 'Gout Tâm Bình' sử dụng hình ảnh bệnh nhân có phạm luật? - Ảnh 1

 
Quảng cáo 'Gout Tâm Bình' sử dụng hình ảnh bệnh nhân có phạm luật? - Ảnh 2

 

Trong hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị các bệnh xương khớp ban hành kèm theo quyết định số 36/QĐ-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Y tế thì bệnh Gout không thể khỏi hẳn được, bệnh nhân cần được điều trị dự phòng tái phát cơn gút cấp, cũng như dự phòng lắng động urat trong các tổ chức, dự phòng biến chứng bởi biến chứng của bệnh Gout.

Tuy nhiên, trong các bài viết “câu chuyện bệnh nhân”, đều sử dụng những đoạn trích nguyên văn lời của bệnh nhân để quảng cáo sử dụng Viên Gout Tâm Bình sau 2 tháng là khỏi bệnh, khiến bệnh nhân hiểu nhầm rằng bệnh này khỏi hẳn được, không cần điều trị nữa, rất có thể dẫn tới những biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng cho bệnh nhân.

Quảng cáo 'Gout Tâm Bình' sử dụng hình ảnh bệnh nhân có phạm luật? - Ảnh 3
Quảng cáo 'Gout Tâm Bình' sử dụng hình ảnh bệnh nhân có phạm luật? - Ảnh 4


Ngay cả khi PV gọi điện vào số hotline đăng tải trên trang web này thì cũng được nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn Gout là căn bệnh không chữa được, một số bệnh nhân chia sẻ đã “khỏi” bệnh chỉ là cách hiểu hạn chế theo cách không còn tái phát cơn đau? Nhưng thực tế, việc sử dụng hình ảnh bệnh nhân để quảng cáo cho viên Gout Tâm Bình thì hoàn toàn ngược lại, đều chung một “tuyên ngôn” đã khỏi bệnh Gout?

“Đại tràng Tâm Bình” quảng cáo không bình thường!

Tại một trang khác là website https://daitrang.net/ cũng đăng tải rất nhiều chia sẻ của bệnh nhân về sản phẩm Đại tràng Tâm Bình cũng chung motip như sau: Khách hàng bị bệnh viêm đại tràng co thắt nhiều năm, đi chữa nhiều bệnh viện, uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, nhưng chỉ uống Đại Tràng Tâm Bình là khỏi được bệnh viêm đại tràng co thắt. Trong nội dung các bài quảng cáo dùng rất nhiều từ “thuốc” khi nói về sản phẩm Đại Tràng Tâm Bình.

Quảng cáo 'Gout Tâm Bình' sử dụng hình ảnh bệnh nhân có phạm luật? - Ảnh 5
Quảng cáo 'Gout Tâm Bình' sử dụng hình ảnh bệnh nhân có phạm luật? - Ảnh 6
Quảng cáo 'Gout Tâm Bình' sử dụng hình ảnh bệnh nhân có phạm luật? - Ảnh 7



Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Nga - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang có bài viết chuyên môn đăng tải trên website của Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec có nội dung: Hiện nay, viêm đại tràng co thắt mạn tính vẫn chưa có thuốc đặc trị. Viêm đại tràng co thắt mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng.

Trước những thông tin nêu trên, để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe, tính mạng, người tiêu dùng, tránh việc quảng cáo “thổi phồng” công dụng của TPCN như thuốc chữa bệnh, vi phạm những quy định của pháp luật…, đề nghị Bộ Y tế, Cục ATTP và các cơ quan chức năng liên quan cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

Luật Quảng cáo cũng quy định rõ:“Không sử dụng uy tín, hình ảnh của cơ quan y tế, người bệnh, người nổi tiếng… để quảng cáo cho các sản phẩm”. Tuy nhiên, với những dấu hiệu nêu trên, đơn vị quảng cáo sản phẩm của Công ty Dược phẩm Tâm Bình có đang cố tình vi phạm?

Năm 2015 , với sản phẩm viên khớp Tâm Bình, Cục ATTP quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với công ty Dược phẩm Tâm Bình do quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên khớp Tâm Bình có nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

 

Theo khoe365

 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục