Quan hệ Nam Á Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu đang bị siết nợ "thân thiết" tới mức nào?

Mặc dù đã đưa ra thông báo khẳng định, Tập đoàn Hoàn Cầu và Nam Á Bank là hai chủ thể độc lập, tuy nhiên, không thể phủ nhận mối quan hệ khăng khít giữa 2 pháp nhân này.

Vừa qua, Nam Á Bank đưa ra thông báo bác tin "thân tín" với Tập Toàn Hoàn Cầu, khẳng định Tập đoàn Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á là hai chủ thể độc lập, được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Việc suy luận, quy kết về mối quan hệ giữa hai chủ thể nêu trên hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Quan hệ Nam Á Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu đang bị siết nợ "thân thiết" tới mức nào? - Ảnh 1

Được biết trước đó, vào cuối tháng 9/2017, VAMC đã có thông báo tìm kiếm đơn vị có kinh nghiệm và năng lực để thẩm định giá trị khoản nợ xấu bao gồm cả tài sản đảm bảo cho khoản nợ xấu 2.400 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Khánh Hòa và Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang (gọi chung là nợ của nhóm Công ty Hoàn Cầu). Đây là khoản nợ mà VAMC đã mua lại của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). 

Trước đó, Sacombank đã cho nhóm công ty Hoàn Cầu vay tiền để xây dựng dự án chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ. Tài sản thế chấp là lô đất có tổng diện tích trên 51.454m2, tại phường Tân Thuận, quận 7, TP.HCM.

Tuy nhiên, dự án này đã trở thành nợ xấu của Sacombank, buộc ngân hàng này phải bán nợ cho VAMC và đổi lấy trái phiếu đặc biệt theo hợp đồng mua bán nợ vào ngày 31/8/2017.

Quan hệ Nam Á Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu đang bị siết nợ "thân thiết" tới mức nào? - Ảnh 2

Cụ thể, Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Khánh Hòa có tổng dư nợ gốc là 1.300 tỷ đồng, tổng nợ lãi và phí trên 84 tỷ đồng. Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang có nợ gốc là 1.100 tỷ đồng, tổng nợ lãi và phí trên 93 tỷ đồng. 

Tổng nợ gốc VAMC đã mua lại bằng trái phiếu đặc biệt có trị giá 2.400 tỷ đồng, lãi và phí là 177 tỷ đồng.

Theo BCTC của Nam Á Bank, vài năm trở lại đây, tín dụng cho vay bất động sản của ngân hàng này luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ cho vay khách hàng và cao hơn so với mặt bằng chung của nhiều ngân hàng khác. Cụ thể:

Năm 2013, tổng tài sản Nam Á Bank đạt 28.782 tỷ đồng, tăng 79,8% so với năm 2012, LNTT đạt 183 tỷ đồng, giảm 24,07% so với năm 2012. Dư nợ tín dụng năm 2013 đạt 11.570 tỷ đồng, tăng 84,73% so với năm 2012, trong đó, cho vay kinh doanh BĐS đạt 4.539 tỷ đồng, chiếm 39,2%, nợ xấu 171 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 1,48%.

Năm 2014, tổng tài sản Nam Á Bank đạt 37.293 tỷ đồng, LNTT đạt 242 tỷ đồng, tăng 32,2 %. Dư nợ cho vay đạt 16.629 tỷ đồng, tăng 43,7% so với năm 2013, cho vay kinh doanh BĐS đạt 4.788 tỷ đồng, chiếm 28,8%. Kết thúc năm 2014, tổng nợ xấu của Nam Á Bank tăng lên 232 tỷ, tương đương tỷ lệ 1,4%, giảm 0,08% so với năm 2013.

Năm 2015, tổng tài sản của Nam Á Bank là 35.470 tỷ, giảm 4,9% so với năm 2014, LNTT đạt 252 tỷ tăng 4,1% so với năm 2014. Trong số 20.866 tỷ đồng dư nợ tín dụng, cho vay kinh doanh BĐS đạt 5.828 tỷ đồng, chiếm 27,9%. Nợ xấu Ngân hàng ở mức 190 tỷ đồng, như vậy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh chỉ còn 0,91%, bằng 1/3 so với năm 2012. 

Năm 2016, tổng tài sản đạt 42.852 tỷ đồng, tăng trưởng 20,8% so với năm 2015, LNTT 45 tỷ, giảm 82,1% so với năm 2015, LNST thu về chỉ vỏn vẹn 33 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt 24.039 tỷ, đạt 96,2% kế hoạch, tăng trưởng 15,2% so với năm 2015. 

BCTC và báo cáo thường niên năm 2016 rất tóm tắt không phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề cũng như tổng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, qua đó không thể đánh giá một cách toàn diện hoạt động kinh doanh của Nam Á Bank trong năm qua.

Quan hệ Nam Á Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu đang bị siết nợ "thân thiết" tới mức nào? - Ảnh 3
Cho vay kinh doanh BĐS trên tổng dư nợ của Nam Á Bank giai đoạn năm 2013 đến năm 2015

 

Quan hệ Nam Á Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu đang bị siết nợ "thân thiết" tới mức nào? - Ảnh 4
Tổng nợ xấu của Nam Á Bank từ 2012-2016

Quan hệ Nam Á Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu đang bị siết nợ "thân thiết" tới mức nào? - Ảnh 5
Tỷ lệ nợ xấu của Nam Á Bank từ 2012-2016

Mặc dù vậy, trong nội bộ lãnh đạo của Nam Á Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu lại có mối quan hệ khá gần gũi.

Theo bản cáo bạch phát hành năm 2015, gia đình bà Tư Hường nắm giữ gần 10% cổ phần của Nam Á Bank.Trong đó, ông Nguyễn Quốc Toàn là con trai bà Tư Hường giữ chức Chủ tịch HĐQT có 5% cổ phần, bà Tư Hường đảm nhiệm vị trí cố vấn HĐQT ngân hàng nắm giữ 0,47% cổ phần, ông Nguyễn Quốc Mỹ- em trai ông Nguyễn Quốc Toàn, Phó Chủ tịch HĐQT Nam Á Bank sở hữu 4,31% cổ phần nhà băng này. 

Ngoài ra, Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương (nơi ông Nguyễn Quốc Toàn từng giữ chức Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc) cùng người liên quan nắm giữ thêm 15,26%, em gái ông Nguyễn Quốc Toàn là bà Nguyễn Thị Xuân Thuỷ giữ vị trí Phó Tổng giám đốc.

Quan hệ Nam Á Bank và Tập đoàn Hoàn Cầu đang bị siết nợ "thân thiết" tới mức nào? - Ảnh 6
Số cổ phần bà Tư Hường và các con nắm giữ tại Nam Á Bank năm 2015

Đến nay, ông Nguyễn Quốc Toàn vẫn tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT Nam Á Bank, ông Nguyễn Quốc Mỹ giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT. Bà Nguyễn Thị Xuân Thuỷ đã từ chức vào đầu tháng 7/2016. Ông Phan Đình Tân (Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàn Cầu) giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT và nhiều chức vụ quan trọng khác cũng được giao cho những người đã có thời gian dài gắn bó với Tập đoàn Hoàn Cầu.

Trong bối cảnh Tập đoàn Hoàn cầu- một trong những nhóm cổ đống lớn tại Nam Á Bank đang chìm trong cảnh nợ nần, thì dường như kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng của Nam Á Bank trong năm 2017 cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo Vnfinance.vn

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục