Petrolimex, PVOil, Petimex, lọc dầu Bình Sơn vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Hàng loạt “ông lớn” như Petrolimex, PVOil, Petimex, lọc dầu Bình Sơn đã bị bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ về những sai phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Tại thông báo số 15/TB-TTCP ngày 04/01/2024, của Thanh tra Chính phủkết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong quản lý xăng dầu của Bộ Công Thương... làm rõ nhiều dấu hiệu vi phạm của các doanh nghiệp xăng dầu để làm cơ sở cơ quan công an thực hiện các biện pháp điều tra, xử lý đúng trình tự pháp luật.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, thì một số "ông lớn" trong lĩnh vực xăng dầu cũng bị nêu tên về những sai phạm. Cụ thể, hiện nay, nguồn xăng dầu trong nước chủ yếu do 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn cung cấp, với sản lượng năm 2021 là 14,31 triệu tấn xăng dầu, đáp ứng 63,3% thị trường tiêu thụ trong nước (năm 2021).

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đánh giá việc mua bán xăng dầu của Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn là chưa khách quan, chưa đảm bảo cạnh tranh công khai, minh bạch. Cụ thể: Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn và Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn nhận Ủy quyền từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn do PVN bao tiêu sản phẩm) hiện tại bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo phương thức đàm phán và phân loại khách hàng chưa theo phương thức đấu giá cạnh tranh; Hội đồng thành viên Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn đã phê duyệt chính sách bán sản phẩm, theo hình thức đàm phán và đấu giá. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn chưa thực hiện việc đấu giá bán sản phẩm xăng dầu.

Do Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, giám sát, xử lý không nghiêm, chấn chỉnh chưa kịp thời dẫn đến hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn biến phức tạp, nhiều hành vi mua bán trái quy định, phá vỡ các nguyên tắc được quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, xảy ra thường xuyên trong thời gian dài.

Petimex ủy quyền việc mua bán xăng dầu cho các công ty không phải là công ty con và không được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu
Petimex ủy quyền việc mua bán xăng dầu cho các công ty không phải là công ty con và không được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu

Cụ thể, Công ty CP Thương mại và Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) ủy quyền việc mua bán xăng dầu cho các công ty không phải là công ty con và không được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền cho các công ty con thuộc tập đoàn được thực hiện ký hợp đồng mua, bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác và bán tái xuất xăng dầu, với sản lượng 4.462.821 m3;

Các công ty con của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng bán xăng dầu cho Công ty mẹ, mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối, mua xăng dầu của các thương nhân phân phối khác; Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư - CTCP (PETEC)-Công ty con của PVOil đã mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối và các đơn vị thành viên khác thuộc PVOil với 87.801 m³ xăng dầu, các Công ty con của PVOil đã bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối khác là 131.162 m³/tấn;

Các Công ty con của Công ty TNHH Petro Bình Minh mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối và các Công ty con của thương nhân đầu mối với số lượng 82.673 m³/tấn xăng dầu, bán xăng dầu cho các thương nhân đầu mối và các Công ty con của thương nhân đầu mối với số lượng 36.806 m³/tấn, mua bán xăng dầu với nhau với số lượng 278.168 m³/tấn xăng dầu.

Ngoài ra, TTCP cũng chỉ ra việc mua bán xăng dầu, xuất hóa đơn không tuân thủ chế độ kế toán và quy định của Luật thuế GTGT, cụ thể: Công ty TNHH TM Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà xuất Hoá đơn GTGT cho Tổng công ty Xăng dầu Quân đội sản lượng xăng dầu không đúng với sản lượng xăng dầu thực tế là chưa phù hợp nguyên tắc “Cơ sở dồn tích”; trong 07 tháng đầu năm 2022, Công ty TNHH TM Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil đã xuất hóa đơn GTGT với sản lượng xăng dầu trên hóa đơn nhiều hơn so với sản lượng thực giao là 2.580,5 m3 xăng và 7.433,3 m3 dầu DO, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; việc kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; trích, sử dụng Quỹ BOG.

Từ những sai phạm trên, TTCP yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm đã được nêu trong kết quả và Kết luận thanh tra.

Thanh Quang

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục