Theo đó, sau khi sử dụng thực phẩm bổ sung từ thảo dược Ayurvedic của Ấn Độ, người đàn ông 26 tuổi sống ở Pennsylvania (Mỹ) đã bắt đầu có những triệu chứng đáng ngờ như đau bụng, sụt cân, buồn nôn và phân tối màu. Sau khi đưa tới phòng cấp cứu ở Philadelphia, các bác sĩ chẩn đoán người này đã bị nhiễm độc chì do sử dụng thuốc Ayurvedic.
Người dùng nên cân nhắc khi sử dụng thực phẩm bổ sung
Báo cáo từ phía Mỹ cho thấy, các dấu hiệu nhiễm chì của người đàn ông này đã kéo dài nhiều tháng ngay sau khi sử dụng liệu pháp điều trị từ thảo dược và cho đến khi ngừng sử dụng thuốc. Đồng thời, người đàn ông này chưa từng tiếp xúc với chì và các bác sĩ cũng cho biết họ đã tìm thấy kim loại có trong loại thực phẩm chức năng đó.
Các triệu chứng của bệnh nhân đã được tư vấn, chữa trị và các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên ngừng việc sử dụng loại thuốc trên. Người đàn ông đã xuất viện sau 2 ngày điều trị nhưng vẫn phải tiếp nhận các phương pháp điều trị đặc biệt để loại bỏ kim loại ra khỏi cơ thể. Trong vòng vài tháng, các triệu chứng bất thường đã biến mất hoàn toàn.
Trong báo cáo trên tờ BMJ Case Reports, bác sĩ phụ trách ca bệnh của người đàn ông này cho biết đây không phải lần đầu tiên xuất hiện trường hợp bệnh nhân phải nhập viện vì sử dụng thực phẩm bổ sung từ thảo dược Ayurvedic của Ấn Độ. Trước đó đã có nhiều trường hợp nhiễm độc chì liên quan đến sản phẩm tương tự.
“Trong khi các loại thuốc của Ayurveda có sẵn trên thị trường và không có bất kì sự giám sát của bác sĩ nào, người dùng cần đặc biệt cẩn trọng trước những mối nguy hiểm tiềm tàng khi sử dụng thuốc không theo đơn và sử dụng quá liều”, Tiến sĩ Robert Glatter, dược sĩ tại phòng cấp cứu khuyến cáo.
Được biết, Ayurveda còn được cho là Atharva Veda, Veda thứ 4 của đạo Hindu nhưng nó không có nghĩa là tôn giáo mà là khoa học y tế có nguồn gốc bắt đầu từ Hindu (Ấn Độ giáo).
Nó là hệ thống y tế của Ấn Độ giáo truyền thống, cái được dựa trên ý tưởng giữa sự cân bằng trong hệ thống cơ thể và chế độ ăn uống, trị liệu thảo dược và hơi thở. Tóm lại, Ayurveda là khoa học cổ dựa trên sự cân bằng, đặc biệt là ở dạng cơ thể.
Ayurveda ra đời tại Ấn Độ từ khoảng 5.000 đến 6.000 năm trước và khá phổ biến ở phương Tây hiện tại. Tuy nhiên, một trong các thành phần của Ayurveda là kim loại, bao gồm thủy ngân, chì và arsenic. Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo người dùng Ayurveda có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: nhức đầu, đau dạ dày, sốt, táo bón, ngộ độc….
Dương Yến (Theo VietQ, SKCĐ)