Ngân hàng vẫn đau đầu với nợ xấu

(Kinhdoanhnet) - Sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu, đến nay, hệ thống ngân hàng đã ổn định bước đầu, tránh sự đổ vỡ hệ thống. Tuy nhiên nợ xấu toàn hệ thống vẫn đang tăng cao mặc dù ngân hàng đã tích cực xử lý.

Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đưa ra kịp thời đã tránh được nguy cơ đổ vỡ các ngân hàng yếu kém. Hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xử lý được một phần nợ xấu, nhưng nếu không có biện pháp tiếp theo sẽ rất khó xử lý được nhanh nợ xấu.

Với “Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng” được ban hành vào năm 2012, đã cho thấy Chính phủ đã theo dõi khá sát hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng.

Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đưa ra kịp thời nên đã tránh được nguy cơ đổ vỡ các ngân hàng yếu kém. Sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu, đến nay, hệ thống ngân hàng đã ổn định bước đầu, tránh sự đổ vỡ hệ thống, mặc dù một số ngân hàng yếu kém, chênh vênh chưa hẳn đã hết.

Cho đến thời điểm hiện tại, 9 ngân hàng rơi vào tình trạng yếu kém đã chủ động tự nguyện sáp nhập với các ngân hàng khác để tạo nên sức mạnh, sức cạnh tranh. Toàn hệ thống ngân hàng đã giảm đi được 7 tổ chức tín dụng yếu kém.

Mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực từ việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tuy nhiên vấn đề gây nhức nhối nhất hiện nay là nợ xấu lại chưa được giải quyết dứt điểm vẫn đang còn nhiều dây dưa. Muốn giải quyết được nợ xấu chúng ta cần phải có những giải pháp quyết liệt hơn nữa.

Trong 6 tháng đầu năm, các tổ chức tín dụng khoảng hơn 33.000 tỷ đồng nợ xấu, còn VAMC đã mua được gần 59.000 tỷ đồng nợ xấu của 35 tổ chức tín dụng. Dự kiến tới hết năm VAMC sẽ mua khoảng 70-100.000 tỷ đồng nợ xấu.

Ngân hàng vẫn đau đầu với nợ xấu
Ngân hàng vẫn đau đầu với nợ xấu.

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng, nợ xấu tăng trở lại là do công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tiến độ triển khai tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn chậm. Tái cơ cấu ngân hàng không thể tách rời với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Còn về VAMC, mặc dù đã được thành lập hơn 1 năm nhưng cơ chế chưa đủ mạnh để mua bán nợ xấu.

Trong thời gian qua, NHNN cũng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giải quyết vấn đề về nợ xấu như cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro… tuy nhiên đến thời điểm hiện tại NHNN mới chỉ xử lý được một phần nợ xấu, nếu không có biện pháp tiếp theo thì rất khó xử lý được nhanh nợ xấu.

Chính phủ không nên trông chờ vào biện pháp tái cấu trúc ngân hàng bởi việc tái cấu trúc ngân hàng chỉ góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng nó không đóng vai trò quyết định. Vì sắp xếp ngân hàng, sắp xếp doanh nghiệp và đầu tư công gắn rất chặt với nhau. Nếu đầu tư công làm tốt, đặc biệt là sắp xếp doanh nghiệp tốt thì nợ xấu sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu những yếu tố kia không tốt thì nợ xấu sẽ tăng lên. Cho nên, muốn giải quyết được nợ xấu thì tái cấu trúc ngân hàng chỉ là một yếu tố.

Nợ xấu không của riêng ngành ngân hàng mà còn là nút thắt của cả nền kinh tế. Đây là nguyên nhân khiến các ngân hàng co cụm cho vay, tín dụng tăng trưởng thấp, tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn. VAMC cũng không phải là "đũa thần". Và một lần nữa các chuyên gia kinh tế đều đồng tình, VAMC khó có thể giải quyết được tất cả.

Nợ xấu chỉ có thể xử lý thành công nếu có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Bởi có một thực tế là việc nợ xấu tăng cao như hiện nay một phần là do các ngân hàng có tâm lý trông chờ, ỷ lại Nhà nước. Một số tổ chức, cá nhân vì một số lợi ích nên cố gắng níu lại và kìm hãm việc bán, giãn tiến độ bán và như vậy sẽ làm cho dòng tiền đi không như mong muốn.

Hoàng Anh (Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục