Vừa qua ngân hàng Eximbank TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã đệ đơn ra tòa khởi kiện Công ty VTI phải trả cho ngân hàng này hơn 2,6 tỷ đồng số tiền gốc và lãi đã vay trước đó,
Được biết tháng 9/2011, Eximbank đã tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng kèm theo phụ lục để cấp hạn mức 5 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương cho CTCP Viễn thông VTI để bổ sung vốn lưu động kinh doanh thiết bị giám sát hành trình ô tô.
Eximbank mắc kẹt với khoản nợ 2,4 tỷ đồng.
Theo đó thời hạn từng lần nhận nợ không quá 12 tháng được quy định cụ thể trong hợp đồng, tài sản mà công ty này đem ra thế chấp là nhà đất tại phố Hoàng Đạo Thành (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đứng tên vợ chồng ông Nguyễn Thế Hà và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Ngân hàng Eximbank đã thực hiện theo đúng hợp đồng nhiều lần cấp hạn mức tín dụng cho Công ty VTI với tổng số tiền (tính cả ngoại tệ) lên tới 2,3 tỷ đồng với mức lãi suất trong hạn là 7,9%/năm, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi trong hạn.
Trong thời gian từ năm 2011 đến tháng 11/2013, công ty VTI có trả nợ cho Eximbank, tuy nhiên kể từ đó tới nay công ty này đã ngừng không chịu trả nợ.
Do nhiều lần yêu cầu mà không được hoàn trả nợ nên ngân hàng này đã đệ đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc Công ty VTI phải trả cho Eximbank số tiền gốc và lãi hơn 2,6 tỷ đồng, trường hợp không trả được nợ thì Eximbank được quyền phát mại tài sản.
Tại tòa án cấp sơ thẩm, công ty này thừa nhận đã nợ Eximbank khoản tiền 2,6 tỷ đồng. Nhưng công ty này cũng đã có công văn gửi tới ngân hàng Eximbank trình bày nguyên nhân do điều kiện làm ăn khó khăn nên không thể trả nợ và đề nghị ngân hàng khoanh nợ gốc, miễn tính lãi và VTI cam kết sẽ trả trong 5 năm.
Sau khi xem xét hồ sơ vụ án tòa án sơ thẩm đã chấp nhận đơn khởi kiện của Eximbank, buộc Công ty VTI phải trả cho ngân hàng này số tiền hơn 2,6 tỷ đồng bao gồm cả nợ gốc và lãi. Nếu VTI không chịu trả nợ, Eximbank có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mại tài sản thế chấp.
Tuy nhiên công ty VTI không chấp thuận phán quyết này của tòa sơ thẩm và đã làm đơn kháng cáo.
Trong quá trình giải quyết tại tòa phúc thẩm sau khi tiến hành điều tra sâu hơn. Eximbank mới phát hiện tài sản thế chấp của khách hàng đã được cho thuê từ trước khi thế chấp cho ngân hàng để làm trạm BTS.
Không chỉ có Eximbank đang bị mắc kẹt với tài sản thế chấp, Ngân hàng ACB cũng đang “ngắc ngoải” với khoản nợ gần 6,4 tỷ đồng.
Được biết đây là tổng số nợ vay, tiền bán trái phiếu của nhóm 6 công ty của "Bầu Kiên" đã được Ngân hàng ACB hỗ trợ vốn từ năm 2010. Mặc dù ACB tin tưởng khả năng thu hồi nợ nếu xử lý bán các tài sản đảm bảo (cổ phiếu, tiền gửi, thu nhập khác) để trả nợ, song hơn 2 năm qua, khối nợ gần 6,4 tỷ đồng này vẫn đang "ăn mòn" lợi nhuận ngân hàng.
ACB cũng đang “ngắc ngoải” với khoản nợ gần 6,4 tỷ đồng.
Nhóm 6 công ty này đã bầu ra người đại diện pháp luật mới sau khi Bầu Kiên bị bắt, để tiếp tục đàm phán với ACB xử lý các khoản nợ nêu trên. Nội dung thỏa thuận đạt được là trao quyền chủ động cho ACB trong việc bán thanh lý tài sản đảm bảo, "tóm" các khoản thu nhập của 6 công ty, quản lý các giao dịch tài chính, thanh toán… tại ngân hàng này để thanh toán nghĩa vụ nợ.
Ngọc Anh (TH)