Nga đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Sputnik V cho Việt Nam

Theo GS.TS.Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, quá trình đàm phán hiện nay vẫn đang diễn ra, bước đầu phía Nga đã đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam.

Theo GS.TS.Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, quá trình đàm phán hiện nay vẫn đang diễn ra, bước đầu phía Nga đã đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam.

Nga đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Sputnik V cho Việt Nam - Ảnh 1

Bao nhiêu lâu nữa Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ sản xuất vắc xin Sputnik V?

GS.TS.Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) cho hay, POLYVAC đang tiến hành thương thảo đàm phán với đối tác Nga để chuyển giao công nghệ sản xuất và nhập vắc xin Sputnik V thành phẩm về Việt Nam.

Theo ông Hiền, quá trình đàm phán hiện nay vẫn đang diễn ra, bước đầu phía Nga đã đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam. Tuy nhiên, để đi vào thực hiện cụ thể, hai bên sẽ phải thoả thuận trao đổi nhiều.

POLYVAC đã có điều kiện sản xuất rất nhiều loại vắc xin đang lưu hành như: sởi, sởi - rubella, bại liệt và rotavirus, đo đó, đáp ứng được một số công đoạn sản xuất vắc xin Sputnik V. 

Nga đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Sputnik V cho Việt Nam - Ảnh 2

Nga đã đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Sputnik V.

"Phía Nga cũng đang cân đối, xem xét cơ sở sản xuất có sẵn của POLYVAC có phù hợp hay không, có cần đầu tư, đào tạo thêm gì thì 2 bên vẫn đang trao đổi cụ thể", ông Hiền nói.

Trước câu hỏi bao lâu nữa Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ sản xuất vắc xin Sputnik V, ông Hiền cho hay, do vẫn đang trong quá trình đàm phán vì vậy rất khó có thể nói tới thời điểm nào Việt Nam có thể làm chủ công nghệ để sản xuất vắc xin Sputnik V.

POLYVAC cũng đang tự nghiên cứu và sản xuất vắc xin Covid-19. Vắc xin dùng công nghệ tái tổ hợp gene, giống Sputnik V, nhưng dựa trên loại vec-tơ khác là virus sởi.

Dự kiến kế hoạch hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ vắc xin Sputnik V chia thành hai giai đoạn. Bước đầu, đối tác Nga cung cấp bán thành phẩm, trung tâm sẽ tận dụng cơ sở sẵn có, dựa trên những hướng dẫn chi tiết từ đối tác để sản xuất công đoạn cuối cùng trong quy trình, tạo ra thành phẩm với công suất khoảng 50 triệu liều mỗi năm.

Ở giai đoạn hai, khi việc chuyển giao công nghệ đã hoàn tất, POLYVAC chủ động sản xuất vaccine từ đầu đến cuối. Việc này cần thời gian dài hơn, kinh phí nhiều hơn.

Vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt

Trước đó, vào ngày 23/3, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc xin Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19. Như vậy đây là vắc xin phòng Covid-19 thứ 2 được Việt Nam phê duyệt đến nay.

Vắc xin Sputnik V có thành phần hoạt chất, nồng độ/hàm lượng như sau: Mỗi liều 0,5ml thành phần I (mũi tiêm 1): Chứa (1,0 ± 0,5) x 1011 hạt virus Adeno typ huyết thanh 26 của người tái tổ hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-CoV-2. Mỗi liều 0,5ml thành phần II (mũi tiêm 2): Chứa (1,0 ± 0,5) x 1011 hạt virus Adeno typ huyết thanh 5 của người tái tổ hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-CoV-2.

Sputnik V là vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt. Từ 11/8/2020, Bộ Y tế Nga đã cho triển khai tiêm quy mô toàn quốc vắc xin Sputnik V khi vắc xin này chưa thực hiện xong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Tuy nhiên đến nay vắc xin Sputnik V được hơn 50 quốc gia phê chuẩn sử dụng.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet , vắc xin Sputnik V hiệu quả lên tới 91,6 %,  riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98 % tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virus SARS CoV-2.

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục