Mobile Money là gì?

Mobile Money là gì? Sử dụng Mobile Money ra sao? Mobile Money khác ví điện tử và Mobile Payment như thế nào? Những vấn đề này sẽ đươc giải đáp dưới đây.

Mobile Money là gì? Sử dụng Mobile Money ra sao? Mobile Money khác ví điện tử và Mobile Payment như thế nào? Những vấn đề này sẽ đươc giải đáp dưới đây.

Cơ sở pháp lý của Mobile Money 

Thủ tướng vừa phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Thời gian thí điểm của dịch vụ này là 2 năm, tính từ 9/3/2021.

Mobile Money là gì? - Ảnh 1

Mobile Money là gì?

Bản chất của Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1. Tức là, đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Money (ở đây, theo Quyết định cho phép thí điểm Thủ tướng vừa ban hành, là nhà mạng) không tạo ra lượng tiền mới đưa vào lưu thông.

Tiền trong tài khoản Mobile Money gắn với SIM nhưng phải tách biệt với tài khoản viễn thông, bởi tài khoản viễn thông thực tế còn có thêm khoản khuyến mại, nếu cho phép sử dụng để thanh toán sẽ không đảm bảo nguyên tắc chuyển đổi tỷ lệ 1:1.

Hình thức này tương tự thẻ ATM, khi khách hàng nộp tiền mặt để nhận được một khoản tiền điện tử có giá trị tương đương.

Nói cách khác, người dùng không thể quy đổi số dư trong tài khoản viễn thông sang tài khoản thanh toán này. Khách hàng sẽ không được trả lãi với số dư để trong tài khoản thanh toán Mobile Money.

Ngoài ra, toàn bộ tiền trong tài khoản Mobile Money của nhà mạng phải được mang bảo đảm tại ngân hàng, và không được sử dụng cho mục đích khác ngoài thanh toán.

Dùng Mobile Money thế nào?

Không phải ai có SIM cũng có thể thanh toán Mobile Money. Dịch vụ này chỉ được thanh toán khi khách hàng mở tài khoản.

Mỗi khách hàng chỉ được mở một tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện thí điểm. Tổng hạn mức giao dịch cho một tài khoản loại này không được quá 10 triệu đồng/tháng cho tất cả giao dịch gồm rút tiền, chuyển tiền, thanh toán.

Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải có SIM chính chủ, SIM này hoạt động liên tục tối thiểu 3 tháng và được nhà mạng định danh, xác thực theo quy định về đăng ký thuê bao di động.

Khách hàng phải cung cấp được số Chứng minh Nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động. Thuê bao này phải được định danh, xác thực theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định, Doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile – Money để sử dụng cho các nghiệp vụ:

 - Nạp tiền mặt vào tài khoản Mobile – Money tại các điểm kinh doanh (trong đó, các điểm kinh doanh được lựa chọn theo tiêu chí), nạp tiền vào tài khoản Mobile – Money từ tài khoản thanh toán của khách hàng (chủ tài khoản Mobile – Money) tại ngân hàng  hoặc từ Ví điện tử của khách hàng (chủ tài khoản Mobile – Money) tại chính Doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ  Mobile – Money.

- Rút tiền mặt từ tài khoản Mobile – Money tại các điểm kinh doanh, rút tiền từ tài khoản Mobile – Money về tài khoản thanh toán của khách hàng (chủ tài khoản Mobile – Money) tại ngân hàng hoặc  rút về Ví điện tử của khách hàng (chủ tài khoản Mobile – Money) tại chính Doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile – Money.

- Thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ cho Đơn vị chấp nhận thanh toán bằng tài khoản Mobile – Money.

- Chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile – Money của khách hàng trong cùng hệ thống của Doanh nghiệp thực hiện thí điểm, giữa các tài khoản Mobile – Money của khách hàng với tài khoản thanh toán tại ngân hàng, giữa tài khoản Mobile – Money với Ví điện tử do chính Doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng.

Không như tài khoản ngân hàng, người dùng Mobile Money sẽ không được nhà mạng trả tiền lãi hàng tháng và cũng như tài khoản ngân hàng, bị cấm cho thuê, mượn, tặng, bán tài khoản và thông tin tài khoản.

Giới hạn giao dịch của Mobile Money

Theo Quyết định của Thủ tướng, hạn mức giao dịch Mobile Money không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile Money cho tổng các giao dịch: rút tiền, chuyển tiền và thanh toán.

Doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile Money để sử dụng cho các nghiệp vụ:

Nạp tiền mặt và rút tiền mặt từ tài khoản Mobile Money tại các điểm kinh doanh; nạp tiền vào tài khoản Mobile Money từ tài khoản thanh toán của khách hàng (chủ tài khoản Mobile Money) tại ngân hàng hoặc từ ví điện tử của khách hàng (chủ tài khoản Mobile Money) tại chính doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ.

Thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị chấp nhận thanh toán bằng tài khoản Mobile Money

Chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile Money của khách hàng trong cùng hệ thống của doanh nghiệp thực hiện thí điểm, giữa tài khoản Mobile Money của khách hàng với tài khoản thanh toán tại ngân hàng, giữa tài khoản Mobile Money với ví điện tử do chính doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng.

Đối tượng được phép tham gia thí điểm Mobile Money là các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và nhà mạng viễn thông.

Ai cung cấp Mobile Money?

Chính phủ quy định doanh nghiệp thí điểm phải đồng thời có giấy phép trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện hoặc là công ty con của các công ty có giấy phép trên.

Như vậy, hiện có 3 nhà mạng đủ điều kiện xin phép tham gia thí điểm ngay là Viettel, VNPT và Mobifone. Trong đó, Mobifone vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hôm qua 9/3.

Mobile Money khác gì Mobile Payment và ví điện tử? 

Trước khi Mobile Money được triển khai thí điểm, ví điện tử và Mobile Payment là những khái niệm đã được nhiều người biết tới trước đó. Vậy Mobile Money khác ví điện tử và Mobile Payment như thế nào?

Mobile Money khác ví điện tử thế nào?

Ví điện tử là một tài khoản điện tử thường được tích hợp vào ứng dụng điện thoại, được xem như một ví đựng tiền lẻ giúp người dùng thanh toán tại các điểm chấp nhận offline và online. Khách hàng có tài khoản ngân hàng (liên kết với ví điện tử) và điện thoại smartphone đều có thể sử dụng và giao dịch bằng ví điện tử.

Trong khi đó, Mobile Money là tài khoản điện tử được mở dựa trên thuê bao di động, cũng dành cho thanh toán hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ. Tuy nhiên, khách hàng không cần phải có tài khoản ngân hàng cũng có thể đăng ký và dùng dịch vụ Mobile Money với điều kiện sử dụng SIM chính chủ.

Một điểm khác biệt nữa là Mobile Money sau khi sử dụng thì được lưu trữ thông tin trên điện thoại và tin nhắn SMS. Còn ở ví điện tử, lưu trữ thông tin giao dịch và thanh toán thông qua qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cá nhân liên kết.

Thêm nữa, hạn mức giao dịch hàng tháng của Mobile Money chỉ 10 triệu đồng trong khi hạn mức của ví điện tử gấp 10 lần con số này - 100 triệu đồng một tháng.

Mobile Money khác Mobile Payment thế nào?

Mobile Money là một dạng tiền điện tử còn Mobile Payment nhằm nói đến phương thức thanh toán. Mobile Payment mô tả các giao dịch thanh toán được thực hiện qua thiết bị di động nói chung bao gồm ứng dụng mobile banking của ngân hàng, ví điện tử và có thể bao gồm cả Mobile Money...

Tác giả: M.A (tổng hợp)

Travelmag
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục