Lý do nào khiến ANZ 'rút' khỏi thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam?

Ngân hàng ANZ Việt Nam chính thức thông báo bán lại mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại cho ngân hàng Shinhan Việgân hàng ANZ Việt Nam chính thức thông báo bán lại mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại cho ngân hàng Shinhan Việt Nam.t Nam.

Việc hoàn tất chuyển giao bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18/12/2017 và sẽ ảnh hưởng tới một số hoạt động dịch vụ ngân hàng tại ANZ VN. Rất nhiều chuyên gia cho rằng đây là cuộc "tháo lui" của ngân hàng ngoại trước sức ép cạnh tranh của ngân hàng nội.

Lý do nào khiến ANZ 'rút' khỏi thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam? - Ảnh 1


Cụ thể, từ 5h00 chiều ngày 15/12, ANZ VN sẽ tạm ngưng dịch vụ Thẻ ghi nợ Visa và Thẻ tín dụng ANZ gồm: Tất cả giao dịch rút tiền mặt qua máy ATM nội địa, nước ngoài, tất cả giao dịch qua máy thanh toán POS và trực tuyến, dịch vụ thông báo giao dịch qua tin nhắn. Bên cạnh đó, từ ngày 11/12 đến thứ sáu ngày 15/12, các máy ATM ANZ sẽ ngưng hoạt động dần.

Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng sẽ tạm dừng từ 8:00 tối ngày 14/12, lệnh chuyển tiền đến tạm dừng từ 5 h chiều ngày 15/12. Mọi lệnh chuyển tiền đến từ sau 5h chiều sẽ được chuyển trả về cho người thực hiện lệnh chuyển. Lệnh chuyển tiền đi sẽ dừng từ 12 h trưa ngày 15/12.

Từ 12 h ngày 15/12, ANZ sẽ dừng nhận yêu cầu thanh toán khoản vay, Thẻ tín dụng. Ngân hàng cũng thông báo các trường hợp khách hàng đến hạn thanh toán dư nợ Thẻ tín dụng hoặc số tiền hàng tháng cho khoản vay vào ngày 15/12 cần sắp xếp thanh toán không chậm hơn ngày 14/12. Từ ngày 13/12, việc tất toán các khoản vay sẽ được dừng lại.

ANZ VN cũng đưa ra khuyến cáo, khách hàng nên cân nhắc thực hiện sớm các hoạt động rút tiền mặt, thanh toán và chuyển khoản. Khách hàng của ANZ có thể bắt đầu giao dịch tại các chi nhánh Shinhan từ ngày 18/12/2017, tất cả lệnh chuyển tiền và Ghi nợ tự động hiện tại sẽ tiếp tục được thực hiện bởi Shinhan.

Vào ngày 21/4, ngân hàng ANZ Việt Nam ra thông cáo cho biết đã bán toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho một đối tác nước ngoài. Cụ thể, ANZ thông báo đã đạt được thỏa thuận bán lại mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Ngân hàng Shinhan Việt Nam là công ty con của Shinhan Financial Group, một tập đoàn tài chính Hàn Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc và New York.

Lúc đó, ông Farhan Faruqui, Giám đốc điều hành khối kinh doanh quốc tế tại tập đoàn ANZ đã cho biết: “Thương vụ này nằm trong chiến lược đơn giản hóa ngân hàng và tăng hiệu suất vốn của chúng tôi. Điều này cho phép chúng tôi tập trung nguồn lực vào mảng kinh doanh lớn nhất của ANZ tại châu Á là khối khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính, nơi mà chúng tôi là một trong bốn ngân hàng hàng đầu trong hoạt động hỗ trợ thương mại và vốn tại khu vực này”.

“Thỏa thuận với ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm chuyển giao 8 chi nhánh và phòng giao dịch của ANZ Việt nam tại Hà Nội và Tp.HCM, cũng như nhân viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Điều này sẽ giúp các khách hàng của chúng tôi có một cuộc chuyển giao thuận lợi và đồng thời cũng là một cơ hội lớn cho nhân viên của chúng tôi được tham gia làm việc tại một ngân hàng bán lẻ với những kế hoạch tăng trưởng đáng kể”, ông Faruqui cho biết thêm.

ANZ cho hay thiệt hại của thương vụ với DBS là khoảng hơn 200 triệu USD, bao gồm thâm hụt tài sản và thiệt hại kinh doanh dự kiến.

Mảng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và định chế tài chính của ANZ hiện có mặt tại 15 thị trường khác nhau tại châu Á và được xếp hạng là một trong bốn ngân hàng doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực này năm 2016 theo Greenwich Associates.

Nói về vấn đề này với Diễn đàn doanh nghiệp, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng ngân hàng nước ngoài coi trọng nguyên tắc quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật, thậm chí “bảo thủ” nên chịu sức ép nhất định trong cuộc cạnh tranh.

Ngân hàng nước ngoài cũng không am hiểu địa phương bằng ngân hàng trong nước. Các ngân hàng này chủ yếu theo chân các khách hàng truyền thống khi vào Việt Nam nên thị trường bị giới hạn và sự phát triển cũng chậm.

Theo ông Hiếu, với quy mô còn khá khiêm tốn, tổng tài sản của ngân hàng nước ngoài hiện chỉ chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam, nên các ngân hàng nước ngoài khó phát triển mở rộng, đặc biệt là trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi phí hoạt động cao, quy mô khó mở rộng và lợi nhuận chưa đạt như mong muốn. Do vậy, một số ngân hàng nước ngoài buộc phải "chia tay" thị trường Việt Nam và trường hợp của ANZ không phải là ngoại lệ.
Trước đó, vào năm 2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành quyết định số 2000/QĐ-NHNN về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Australia and New Zealand Banking Group Limited (Ngân hàng ANZ).

Theo đó, sau khi xét văn bản đề nghị của ngân hàng ANZ kèm hồ sơ về việc thu hồi Giấy phép hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thống đốc NHNN quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 07/NH-GP ngày 15/6/1992 do NHNN cấp cho ngân hàng nước ngoài ANZ chi nhánh Hà Nội.

Ngân hàng ANZ chi nhánh Hà Nội có trách nhiệm thực hiện việc niêm yết Quyết định thu hồi Giấy phép, thực hiện thanh lý tài sản và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Thông tư số 34/2011/TT-NHNN ngày 28/10/2011 của Thống đốc NHNN hướng dẫn về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Được biết, từ năm 2009 Tập đoàn ngân hàng ANZ đã được cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài - Ngân hàng TNHH Một Thành Viên ANZ (Việt Nam) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài này vẫn song song hoạt động.

Theo NHNN, việc ANZ đề nghị thu hồi giấy phép của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội nhằm hợp nhất, tập trung hoạt động kinh doanh của ANZ tại Việt Nam vào Ngân hàng TNHH Một Thành Viên ANZ (Việt Nam). Đồng thời, việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội của ANZ không ảnh hưởng tới hoạt động và cam kết của ANZ cũng như việc phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng tại Việt Nam. 



Mai An / ANTT

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục