Lộ diện 11 ngân hàng được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng: MSB đạt được hạn mức cao nhất

Báo cáo mới đây của Chứng khoán VNDirect cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã cấp hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng trong tuần vừa qua.

Cụ thể 11 ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng là: 

MSB (13,5%), HDBank (11%), ACB (9,8%), Vietcombank (9,8%), VIB (9,5%), Techcombank (9,5%), TPBank (9,1%), VPBank (9%), MB (9%), BIDV (8,3%), LienVietPostBank (8%).

Cập nhật room tín dụng của 11 ngân hàng. (Ảnh minh họa) 

Cập nhật room tín dụng của 11 ngân hàng. (Ảnh minh họa) 

Theo nhóm phân tích, đây là những ngân hàng có danh mục tín dụng đa dạng, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh và thanh khoản dồi dào như Vietcombank, ACB, HDBank, MSB,..

Trong đó, MSB đạt được hạn mức tốt nhất, chủ yếu do hệ số cho vay/huy động (LDR) thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Đây cũng là ngân hàng duy nhất được cấp tăng trưởng tín dụng cao hơn so với năm 2022 (9,5%). Các ngân hàng còn lại đều được phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng lần đầu thấp hơn.

Trong đó MSB được cấp hạn mức tín dụng cao nhất.

Trong đó MSB được cấp hạn mức tín dụng cao nhất.

Các chuyên gia VNDirect cũng dự báo, tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% năm 2023 do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao.

Ngoài ra, lạm phát dự kiến vẫn sẽ ở mức cao do mức tăng tiền lương 20,8% có hiệu lực từ tháng 7/2023 và sự tăng giá ở các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng,… Thanh khoản hạn hẹp (dù đã có phần cải thiện) cũng là một nguyên nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng trong năm nay. Theo số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến ngày 24/2, tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 0,77% và cung tiền tăng rất chậm 0,05% so với cuối năm 2022.

Bên cạnh đó, căng thẳng thanh khoản hệ thống đã diễn ra từ quý III/2022. Năm 2022 cung tiền M2 chỉ tăng 3,6% so với đầu năm (tính đến cuối tháng 11/2022); thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng 14,8% cho thấy áp lực về thanh khoản hiện hữu và hệ số dư nợ tín dụng/ vốn huy động (LDR) của các ngân hàng đều tăng đáng kể so với 2021.

PV

Sở hữu trí tuệ
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục