Liệu GPBank có thể thoát khỏi “án tử”?

(Kinhdoanhnet) - Với sự “ra đi” bất ngờ của OceanBank, khiến cho giới đầu tư không khỏi băn khoăn lo ngại về tương lai của Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Bởi trước đó đã từng có rất nhiều tin đồn về việc hai ngân hàng đó là Oceanbank và GPBank sẽ phải về tay Ngân hàng Nhà nước giống như trường hợp của VNCB.

Sau Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục “nổ phát súng” thứ hai nhắm tới Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương(OceanBank).

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã  ra quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của Oceabank với giá 0 đồng, trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng này, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu.

Nguyên nhân là do sau nhiều lần cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước, OceanBank vẫn không thể tự khắc phục các yếu kém của do vậy Ngân hàng Nhà nước buộc phải xử lý theo quy định.

Liệu GPBank có thể thoát khỏi “án tử”?
Liệu GPBank có thể thoát khỏi “án tử”?

Với sự “ra đi” bất ngờ của OceanBank, khiến cho giới đầu tư không khỏi băn khoăn lo ngại về tương lai của Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Bởi trước đó đã từng có rất nhiều tin đồn về việc hai ngân hàng đó là Oceanbank và GPBank sẽ phải về tay Ngân hàng Nhà nước giống như trường hợp của VNCB.

Sau những thông tin về việc bán lại 100% vốn cho ngân hàng ngoại lắng xuống vào cuối năm 2014, Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh cũng đã từng lên tiếng khẳng định: “GPBank có thể sẽ là trường hợp được quốc hữu hóa tiếp theo”.

Cho đến giờ phút này, Oceabank đã bị “quốc hữu hóa” đúng như tin đồn. Vậy liệu rằng, trong thời gian tới ngân hàng còn lại là GPBank có trở thành cái tên tiếp theo lọt vào danh sách phải “quốc hữu hóa” của NHNN?

Tuy nhiên cũng không thể không nhắc tới những nỗ lực “tự cứu chữa bản thân” hết mình của GPBank trong thời gian qua. Cụ thể, ban lãnh đạo GPBank đã gây xôn xao trong dư luận khi cho biết thông tin trong thời gian qua đã có rất nhiều đối tác trong và ngoài nước đến tìm hiểu và họ đã nhận thấy GPBank là ngân hàng ổn định, có những nền tảng cơ bản rất tốt nên đã quyết định đầu tư vào. Hiện GPBank đang tiến hành lựa chọn được các đối tác trong nước là các cá nhân, doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, có khả năng và kinh nghiệm quản lý, điều hành nhằm thực hiện tái cơ cấu ngân hàng theo đúng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

“Phương án của chúng tôi tuân thủ đúng theo chủ trương tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, với quyết tâm của các bên và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng phương án tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước, tôi tin tưởng mọi công việc sẽ hoàn tất trong thời gian tới” – vị lãnh đạo ngân hàng này quả quyết.

Như vậy có thể thấy rằng với cơ hội mới này, rất có thể GP.Bank sẽ tránh được “tình huống 0 đồng” hay bị quốc hữu hóa giống như VNCB và Oceanbank.

Ngọc Anh (Th theo Đất Việt; Vietnamnet; VnEconomy)

 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục