LienVietPostBank: mạng lưới giao dịch "khủng" nhưng kết quả kinh doanh lại khiêm tốn

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (UPCoM: LPB) thuộc top ngân hàng có mạng lưới giao dịch "khủng" nhất hiện nay. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của lại không đạt hiệu quả cao nếu so sánh với các ngân hàng khác.

LPB có mạng lưới giao dịch trong những năm qua phát triển khá ấn tượng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của ngân hàng này lại gây không mấy hiệu quả.

Mạng lưới giao dịch lớn sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận được khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở vùng nông thôn, nơi người dân chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Do đó, trong những năm gần đây một số ngân hàng đã tích cực mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch mới về các tỉnh nhằm tăng độ phủ sóng, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, LPB tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới giao dịch tới tận các huyện, xã, vùng sâu vùng xa trải rộng khắp cả nước.

Hiện tại, LPB đang nằm trong nhóm các ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn nhất Việt Nam. Dù vậy, việc sở hữu nhiều chi nhánh chưa chắc đã giúp ngân hàng tạo ra sự đột biến trong kết quả kinh doanh. Hơn nữa, chiến lược này cũng kéo theo gánh nặng về chi phí.

LienVietPostBank: mạng lưới giao dịch "khủng" nhưng kết quả kinh doanh lại khiêm tốn - Ảnh 1
LienVietPostBank: mạng lưới giao dịch "khủng" nhưng kết quả kinh doanh lại khiêm tốn - Ảnh 2
Các chỉ tiêu tài chính của LPB.

Kết quả kinh doanh năm 2019 cho thấy lợi nhuận sau thuế của LPB đạt 1.600 tỷ đồng, tăng trưởng đến 66.67% so với năm 2018. Tuy nhiên, LPB lại ghi nhận khoản nợ xấu tăng mạnh.

Cụ thể, trong 3 nhóm nợ xấu, chỉ có nợ xấu ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) giảm so với thời điểm cuối năm 2018, còn lại hai nhóm nợ xấu nhất là nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tại LPB ở mức 324 tỷ đồng, tăng 38% so với cuối năm 2018 và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) ở mức 1.426 tỷ đồng, tăng 51% so với cuối năm 2018. Điều này cho thấy LPB kiểm soát nợ xấu khá kém.

Với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự kiến nợ xấu của LPB sẽ tiếp tục tăng hơn nữa trong năm 2020.

Tính đến cuối năm 2019, các khoản lãi và phí phải thu năm 2019 tại LPB tăng 13% so với năm 2018, lên mức 4.287 tỷ đồng. Nợ theo kỳ hạn tại LPB cũng tăng mạnh.

Cụ thể, nợ ngắn hạn của LPB tăng 20% so với năm 2018, lên mức 43.149 tỷ đồng; nợ trung hạn tăng 15% so với năm 2018, lên mức 65.688 tỷ đồng; nợ dài hạn tăng 21% so với năm 2018, lên mức 31.686 tỷ đồng.

LienVietPostBank: mạng lưới giao dịch "khủng" nhưng kết quả kinh doanh lại khiêm tốn - Ảnh 3
LienVietPostBank: mạng lưới giao dịch "khủng" nhưng kết quả kinh doanh lại khiêm tốn - Ảnh 4
Nguồn BCTC đã kiểm toán năm 2019. 

 
Về chỉ số tài chính, LPB có chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) và chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) khá thấp so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng ở Việt Nam. Mức P/E và P/B năm 2019 của LPB lần lượt là 4.12 và 0.54 lần. Trong khi mức P/E và P/B trung vị lần lượt là 5.97 và 0.95 lần.

LienVietPostBank: mạng lưới giao dịch "khủng" nhưng kết quả kinh doanh lại khiêm tốn - Ảnh 5
Chỉ số tài chính tại LPB. 

 

Hà Phương (t/h)

 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục