Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của hầu hết ngân hàng đều không mấy khả quan trong 9 tháng đầu năm 2022.
Theo quy định ngân hàng, thu nhập từ chứng khoán đầu tư không phải là khoản lãi từ việc đầu tư cổ phiếu trên các sàn giao dịch. Chứng khoán đầu tư là các loại giấy tờ có giá có rủi ro thấp và thanh khoản cao. Chứng khoán đầu tư được các ngân hàng nắm giữ với mục đích đầu tư, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng sẵn sàng bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi.
Chứng khoán đầu tư bao gồm hai loại chính: chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi… và chứng khoán vốn (cổ phiếu). Trong đó, trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu chính phủ) thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bộ phận này.
Khi nắm giữ chứng khoán đầu tư, ngân hàng kì vọng nhận được hai nguồn thu nhập bao gồm các khoản lãi định kì (lãi coupon) và lãi từ chênh lệch giá mua và giá bán. Trong đó, các khoản lãi coupon nhận định kì sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập lãi thuần, còn lãi từ chênh lệch giá mua – bán sẽ được hạch toán vào lãi thuần từ chứng khoán đầu tư theo khoản mục thu nhập và chi phí mua bán chứng khoán đầu tư.
Chính vì vậy, việc các ngân hàng lãi lớn từ chứng khoán đầu tư là đến từ chênh lệch giá mua – bán của các loại giấy tờ có giá, hoàn nhập dự phòng và không liên quan đến các khoản lãi coupon nhận định kì của loại tài sản này.
Loạt ngân hàng thất thu từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 tại các ngân hàng, thu nhập từ chứng khoán đầu tư 9 tháng đầu năm phần lớn đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2021.
Đơn cử tại TPBank, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm mạnh 63% so với cùng kỳ, xuống còn vỏn vẹn 548 tỷ đồng do chi phí về mua bán chứng khoán đầu tư tăng 83% lên hơn 116,8 tỷ đồng và phải hoàn nhập dự phòng gần 204 tỷ đồng rủi ro chứng khoán đầu tư.
Thậm chí, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tại ACB trong 9 tháng đầu năm chỉ mang về vỏn vẹn hơn 23 tỷ đồng, giảm mạnh 87%..
Ngoài ra, các ngân hàng có lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm có thể kể đến như: ngân hàng MB giảm 2% còn 1.243 tỷ đồng; Techcombank giảm 64% còn 532 tỷ đồng; VPBank giảm 78% ghi nhận 531 tỷ đồng; VietBank giảm mạnh 84% còn 62 tỷ đồng;…
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng ghi nhận lỗ trong chứng khoán đầu tư. Trong đó, ghi nhận lỗ nặng nhất phải kể tới ngân hàng OCB với 178 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2021 lãi hơn 1.222 tỷ đồng. Ngân hàng VIB cũng ghi nhận lỗ mảng này gần 79 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2021 lãi hơn 95 tỷ đồng do chi phí tăng mạnh.
Đặc biệt, ngân hàng Bản Việt lỗ 10 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 139 tỷ đồng); BaoViet Bank lỗ 127 tỷ đồng (cùng kỳ 2021 lãi 15 tỷ đồng); ABBank lỗ 23 tỷ đồng (cùng kỳ 2021 lỗ hơn 20 tỷ đồng).
Như vậy, nếu xét về tuyện đối, 9 tháng đầu năm 2022, ngân hàng MB dẫn đầu về thu nhập từ chứng khoán đầu tư với 1.243 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo sau là ngân hàng MSB và SeABank với 813 tỷ đồng và 572 tỷ đồng lãi thuần từ chứng khoán đầu tư.
Sở hữu trí tuệ
In bài viết