Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 8/2019?

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất đầu tháng 8 tại các ngân hàng là 8,6%/năm được áp dụng tại ba ngân hàng gồm: TPBank, VIB và Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank).

Gửi tiết kiệm là kênh huy động vốn chủ yếu của các ngân hàng, do đó các ngân hàng thường xuyên đưa ra chính sách ưu đãi cùng mức lãi suất hấp dẫn để thu hút người dân gửi tiền.

Đầu tháng 8, theo thống kê biểu lãi suất của 30 ngân hàng trong nước, mức lãi suất ngân hàng tại quầy cao nhất hiện nay là 8,6%/năm được áp dụng tại ba ngân hàng gồm: TPBank, VIB và Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank).

Trong đó, tại TPBank và VIB đều cần yêu cầu số tiền gửi lớn lần lượt là từ 500 tỉ đồng và từ 100 tỉ đồng trở lên. Chỉ duy nhất tại Ngân hàng Bản Việt có mức lãi suất cao đồng thời không yêu cầu số tiền gửi tối thiểu.

Trong 30 ngân hàng có tới 14 ngân hàng có mức lãi suất trên 8% gồm: TPBank, VIBank, Ngân hàng Bản Việt, SCB, PVBank, Eximbank, Vietbank, VPBank, Ngân hàng Việt Á, ABBank, NCB, LienVietPostBank, Sacombank, Kienlongbank.

Bốn “ông lớn” là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank cũng có sự thay đổi.

BIDV có điều chỉnh lãi suất tăng ở kì hạn 12 tháng từ 6,8%/năm lên 7%/năm, đây cũng là mức lãi suất cao nhất tại BIDV, bằng với mức tại VietinBank (với thời gian gửi trên 36 tháng).

Hai "ông lớn" còn lại là như Agribank và Vietcombank có lãi suất cao nhất ở "bét bảng" với 6,8%/năm, áp dụng đối với các khoản tiền gửi kì hạn từ 12 tháng trở lên. Tuy lãi suất thấp hơn ở các ngân hàng nhỏ khác nhưng 4 ngân hàng này vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn.

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 8/2019? - Ảnh 1
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 8/2019? - Ảnh 2
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 8/2019? - Ảnh 3
Ảnh minh họa.

Biểu lãi suất của 30 ngân hàng trong nước vào đầu tháng 8/2019. Nguồn: Hà Phương tổng hợp.Ảnh minh họa
Nhìn chung, lãi suất tiết kiệm tháng 8/2019 có khá nhiều biến động trái chiều so với tháng trước. Cụ thể, có những ngân hàng tăng lãi suất huy động, một nhóm ngân hàng khác thì điều chỉnh giảm lãi suất.

Các ngân hàng quốc doanh nhóm 1 đều có sự tăng mạnh về mức lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn ngắn, trung hạn. Đối với mức lãi suất dài hạn (trên 12 tháng tới 36 tháng) gần như không có thay đổi đáng kể. Ở chiều ngược lại, các ngân hàng nhóm 2, các ngân hàng thương mại cổ phần có sự thay đổi mạnh ở phân khúc gửi trung và dài hạn, không có nhiều sự thay đổi ở kì hạn ngắn hạn.

Hà Phương

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục