Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Newco được thành lập tháng 11/2017 với số vốn điều lệ gần 65 tỷ đồng. Công ty đăng ký 10 ngành nghề kinh doanh, bao gồm hoạt động của các cơ sở thể thao, cho thuê thiết bị giải trí, quảng cáo, tổ chức xúc tiến thương mại hay dịch vụ lưu trú ngắn ngày, cho thuê ôtô...
Cổ đông sáng lập gồm 3 người, trong đó ông Nguyễn Quang Khải nắm hơn 69% vốn điều lệ, ông Nguyễn Việt Sơn và Phan Trung Hiếu cùng sở hữu 15,4%.
Theo bảng cân đối kế toán, Newco có khoản vay Techcombank gồm 1.487 tỷ đồng vay ngắn hạn, 4.500 tỷ đồng vay dài hạn. Tổng cộng Newco nợ Techcombank 5.987 tỷ đồng.
Tới tháng 4/2019, NewCo đã trở thành “doanh nghiệp lớn” sau khi thực hiện tăng vốn lên mức 1.574,8 tỷ đồng, vị trí Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật đã được thay đổi, do ông Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1965) đảm nhiệm.
Theo báo cáo tài chính của Newco, Công ty không ghi nhận doanh thu trong 6 tháng đầu năm nhưng lợi nhuận sau thuế gần 189 triệu đồng đến từ lãi tiền gửi ngân hàng 849 triệu đồng.
Theo bảng cân đối kế toán, Newco có khoản vay Techcombank gồm 1.487 tỷ đồng vay ngắn hạn, 4.500 tỷ đồng vay dài hạn. Tổng cộng Newco nợ Techcombank 5.987 tỷ đồng.
Trong đó, khoản nợ bao gồm 1.500 tỷ đồng trái phiếu phát hành hồi tháng 5/2019 cho trái chủ cũng là Techcombank với kỳ hạn 3 năm, lãi suất kỳ đầu tiên 10,35%/năm.
Tài sản đảm bảo cho đợt phát hành là hơn 26 triệu cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup, phần vốn 1.250 tỷ đồng tại New Vision... Trên báo cáo tài chính riêng bán niên 2019, Newco có một khoản đầu tư tài chính vào cổ phiếu VIC trị giá 64,8 tỷ đồng.
Được biết, “Dự án Grand World” được nhắc tới chính là Dự án Khu du lịch và Biệt thự Nghỉ dưỡng cao cấp Grand World có diện tích khoảng 85,11ha do Công ty NewVision làm chủ đầu tư. Còn “Các Tòa Condotel” là 7 tòa Căn hộ Khách sạn - Condotel theo quy định tại phụ lục thỏa thuận đặt cọc được ký kết giữa NewCo và Công ty NewVision.
Theo bản công bố, lãi suất của các khoản trái phiếu này ở kỳ tính lãi đầu tiên là 10,35%/năm và các kỳ sau dao động từ 2,42% đến 3,42% cộng thêm lãi suất tham chiếu do ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank- TCB) công bố.
Đáng chú ý, CTCP Chứng khoán Kỹ thương (Techcombank Securities - viết tắt: TCBS) vừa là tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý lưu ký và cũng là trái chủ duy nhất. Trong khi đó, Techcombank - ngân hàng mẹ của TCBS - là tổ chức nhận tài sản bảo đảm và quản lý tài khoản.
Thực tế, việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện mua một phần hoặc toàn bộ số lượng trái phiếu được phép phát hành để bán lại là hoạt động thường diễn ra trên thị trường tài chính. Đáng chú ý, với thương vụ phát hành của NewCo, đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo.
Để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho khoản trái phiếu này, Techcombank đã nhận thế chấp hơn 26 triệu cổ phần của Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (Mã CK: VIC), cùng các quyền, lợi ích và các quyền tài sản phát sinh từ các cổ phần đó.
Đồng thời, toàn bộ quyền và lợi ích của NewCo phát sinh từ thỏa thuận đặt cọc được ký giữa NewCo và Công ty TNHH Bất động sản NewVision để mua sản phẩm của Dự án Grand World, tại Phú Quốc và quyền phát triển và quyền tài sản liên quan đến các tòa condotel thuộc dự án trên cũng được thế chấp tại Techcombank.
Ngoài ra, các cổ đông của công ty NewVision cũng thế chấp phần vốn trị giá 1.250 tỷ đồng tại công ty này vào Techcombank để bảo đảm cho nghĩa vụ trở nợ của NewCo.
Mức “lãi suất tham chiếu” được cho biết là mức lãi suất cơ sở áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn đối với các khoản vay trung hạn bằng VND có lãi suất thả nổi với kỳ định giá 3 tháng/lần do Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã CK: TCB) công bố vào ngày xác định lãi suất có liên quan. Techcombank cũng là tổ chức nhận tài sản bảo đảm và tổ chức quản lý tài khoản.
Bên cạnh đó, mức lãi suất danh nghĩa cho lô trái phiếu được áp dụng đối với mỗi kỳ tính lãi kéo dài 3 tháng của NewCo cũng có nhiều “điều chỉnh” theo hướng thả nổi.
Có thể thấy, thông qua công ty con TCBS, ngân hàng Techcombank đã cho NewCo “vay” số tiền lên tới 1.500 tỷ đồng với mức lãi suất có phần “nhỉnh” hơn các khoản vay trung hạn thông thường.
Trước đó, tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, CEO Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh đã chia sẻ về việc sử dụng trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp tài sản của ngân hàng này trở nên “linh hoạt hơn”.
Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh chọn cách xuất hiện và chụp ảnh, phát biểu trước công chúng khi dính tin đồn "ác ý" bị cơ quan điều tra triệu tập. Ảnh: TCB.
“Thay vì thực hiện khoản vay lớn cho các doanh nghiệp và ghi nhận vào bảng cân đối kế toán, Techcombank sẽ thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Khi cần, Techcombank có thể bán lại một phần trái phiếu này cho các tổ chức, quỹ đầu tư và khách hàng cá nhân. Điều này sẽ giúp Techcombank “linh hoạt hóa” các tài sản trong bảng cân đối” - đại diện TCB cho biết.
Được biết, “Dự án Grand World” được nhắc tới chính là Dự án Khu du lịch và Biệt thự Nghỉ dưỡng cao cấp Grand World có diện tích khoảng 85,11ha do Công ty NewVision làm chủ đầu tư. Còn “Các Tòa Condotel” là 7 tòa Căn hộ Khách sạn - Condotel theo quy định tại phụ lục thỏa thuận đặt cọc được ký kết giữa NewCo và Công ty NewVision.
Đối tác của Newco trong thương vụ hợp tác phát triển dự án Grand World là New Vision - đơn vị đã chi gần 1.200 tỷ đồng để mua lại dự án từ LDG Group hồi tháng 11/2018.
Để cùng hợp tác, Newco có thỏa thuận đặt cọc với New Vision mua 7 tòa condotel tại dự án Grand World, xấp xỉ 5.500 căn (chiếm 55% tổng nguồn cung). Thỏa thuận này cũng là tài sản đảm bảo đợt phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu cho Techcombank đã được nhắc đến phía trên.
New Vision được thành lập năm 2012 và qua nhiều lần tăng vốn, đến tháng 5 đạt 2.500 tỷ đồng. Trong đó, 50% vốn công ty được nắm bởi Công ty TNHH Đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Đức Mai. Còn lại, 3 cổ đông cá nhân là Lê Thu Phương, Cao Văn Chinh, Bùi Hồng Minh sở hữu lần lượt 10%, 20% và 20% vốn.
Trong khi đó, dự án Grand World sau nhiều năm "nằm trên giấy" của LDG Group đã được New Vision cho ra mắt từ tháng 2 với Vinpearl là cổ đông chiến lược, Vincom Retail quản lý và vận hành khu Thương mại dịch vụ. Tổng diện tích khu nghỉ dưỡng hơn 85 ha, liền kề tổ hợp Casino Corona (Casino cho phép người Việt vào chơi) và tổ hợp khách sạn - vui chơi giải trí Safari, Vinpearl Land.
Theo thông tin từ New Vision, dự án gồm 979 shophouse, 12 tòa condotel (tương đương khoảng 10.000 căn hộ) và một số mini-hotel khác. Không chỉ có Newco đầu tư condotel, Vinpearl cũng có 921 phòng tại đây và vừa ra mắt trong tháng 12 với thương hiệu Vinpearl Grand World Condotel.
Techcombank từng sai phạm khi cho vay gần 10.000 tỷ đồng
Năm 2012, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) dính tin đồn "ác ý" là bị bắt. Một số thông tin trên thị trường cho biết, ông Hùng Anh cùng ông Nguyễn Đăng Quang đã bị cơ quan điều tra triệu tập để làm rõ một số vấn đề sai phạm pháp luật. Tuy nhiên, người phát ngôn trước truyền thông của Techcombank khẳng định, ông Hùng Anh không bị bắt và các tin đồn liên quan tới việc ông này bị tạm giữ để điều tra hoàn toàn thất thiệt, sai sự thật.
Về phía ông Hùng Anh, cách dập tắt tin đồn được chọn là xuất hiện trước truyền thông. Cũng vì lý do này mà tấm ảnh chụp ông chủ Techcombank xuất hiện trong một buổi lễ xếp hạng tín nhiệm được chia sẻ rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau sự kiện nói trên, tin đồn về ông Hồ Hùng Anh bị cơ quan điều tra triệu tập cũng bị dập tắt.
Trước đó, vào tháng 3/2011, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến đồng ý kết luận của Thanh tra Chính phủ về thanh tra hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất tại Techcombank.
Kiểm tra 89 hồ sơ cho vay hỗ trợ lãi suất với số tiền 14.400 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ phát hiện tổng số tiền cho vay có sai phạm trên 9.777 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất không đúng quy định trên 55 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, các khuyết điểm, sai phạm này thể hiện rõ khi Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) không thẩm định chính xác tình hình kinh doanh của khách hàng để xác định thời gian cho vay phù hợp; chưa tăng cường chỉ đạo công tác thẩm định trước khi cho vay. Techcombank cũng chưa thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi bán hàng thu tiền.
Thanh tra Chính phủ đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Công Chính và Công ty Xuất nhập khẩu Thái Nguyên.
Theo Thanh tra Chính phủ, hồ sơ vay vốn để được hưởng hỗ trợ lãi suất của hai công ty này không đảm bảo theo quy định. Techcombank cho Công ty Công Chính vay gần 1.300 tỷ đồng với số tiền được hưởng hỗ trợ lãi suất trên 12 tỷ đồng. Công ty Xuất nhập khẩu Thái Nguyên được vay vốn trên 496 tỷ đồng và được hưởng hỗ trợ lãi suất gần 4,5 tỷ đồng.
Trong một vụ việc khác, tháng 4/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) phát lệnh truy nã đối với Lương Hữu Lâm, nguyên Giám đốc và Đinh Thị Hiền, nguyên Phó Giám đốc ngân hàng Techcombank TP.HCM về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Đến tháng 12/2017, Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố Bùi Minh Hải (nguyên Phó phòng Quan hệ khách hàng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN chi nhánh TP.HCM - viết tắt Techcombank TP HCM), Nguyễn Thanh Tiến (nguyên cán bộ quan hệ khách hàng Techcombank TP HCM) về cùng tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", gây thiệt hại cho Techcombank TP HCM gần 30 tỉ đồng.
|
Theo Minh Tâm/tintuc