Khi cả thế giới đang quay quắt vì biến thể Delta, WHO yêu cầu những nước giàu ngừng tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa kêu gọi các nước giàu có ngừng tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 tăng cường với lý do là sự bất bình đẳng vắc xin toàn cầu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa kêu gọi các nước giàu có ngừng tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 tăng cường với lý do là sự bất bình đẳng vắc xin toàn cầu.

Khi cả thế giới đang quay quắt vì biến thể Delta, WHO yêu cầu những nước giàu ngừng tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3 - Ảnh 1

WHO đề nghị các nước giàu hoãn việc tiêm mũi tăng cường Covid-19 cho ít nhất đến cuối tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà Tổng giám đốc WHO mong muốn 10% dân số của mọi quốc gia đều được tiêm chủng.

"Chúng tôi muốn đảo ngược khẩn cấp dòng vắc xin đang chảy tới các nước giàu để chuyển hướng sang các nước nghèo", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong một cuộc họp báo. Yêu cầu này cũng là một phần trong kế hoạch của ông Ghebreyesus nhằm giúp 40% dân số thế giới được tiêm chủng vào tháng 12 tới.

Đại diện của WHO tin rằng thế giới sẽ không đạt được các mục tiêu tăng trưởng toàn diện cho tới khi phần lớn người cao tuổi, những người có bệnh lý nền hay những người đang làm việc nơi tuyến đầu chống dịch được tiêm đầy đủ vắc xin.

Bên cạnh đó, việc giúp cả thế giới đạt miễn dịch cộng đồng với Covid-19 đóng vai trò vô cùng quan trọng để xóa sổ dịch bệnh. Sự hoành hành của biến thể Delta, vốn lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, đang cho thấy sự nguy hiểm của dịch bệnh nếu việc tiêm chủng không được tiến hành đồng đều.

Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các biến thể mới với khả năng lây bệnh mạnh mẽ hơn, gây ra triệu chứng nặng hơn và tệ nhất là kháng các loại vắc xin hiện hữu. Khi dịch bệnh càng lây lan mạnh, nguy cơ xuất hiện biến thể càng cao.

Trong trường hợp xuất hiện chủng biến thể có thể kháng vắc xin, những nước giàu có với tỷ lệ tiêm chủng cao cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh giống như các nước nghèo. Điều này càng làm bật lên tầm quan trọng của việc bình đẳng trong tiêm chủng.

"Như chúng ta đã thấy, luôn có những biến thể mới xuất hiện khi cả thế giới đang phải đương đầu với dịch bệnh. Chẳng ai có thể thoát khỏi dịch bệnh trừ khi cả thế giới cùng nhau thanh toán được nó. Với tỷ lệ chênh lệch tiêm chủng hiện nay, chúng tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ không thể đạt được điều đó", ông Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của Tổng thư ký WHO, cho biết.

Theo phía WHO, thời gian đề nghị các nước giàu ngừng tiêm mũi vắc xin Covid-19 tăng cường cũng chính là quãng thời gian có thể làm gia tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các quốc gia nghèo hơn. Thậm chí, WHO cũng sẵn sàng đề nghị các nước giàu kéo dài hơn nữa thời gian hoãn tiêm mũi vắc xin tăng cường để tỷ lệ tiêm chủng ở phần còn lại của thế giới cao hơn.

Động thái của WHO diễn ra sau khi Israel tuyên bố tăng cường tiêm vắc xin cho người lớn tuổi. Nhiều người Mỹ cũng đang kêu gọi được tiêm thêm vắc xin. Cộng hòa Dominica đang tiến hành tiêm vắc xin tăng cường cho người dân của mình. Trong khi đó, quốc gia láng giềng Haiti của họ mới chỉ nhận được sự đảm bảo cho những liều vắc xin đầu tiên không lâu trước đây.

Vài ngày trước, nhà sản xuất vắc xin Pfizer công bố kết quả nghiên cứu của riêng họ cho biết vắc xin Covid-19 giảm hiệu quả xuống còn 84% khoảng 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2. Họ đề nghị tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 3 nhưng giới chức y tế Mỹ chưa chấp thuận điều này.

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục