HoREA kiến nghị cho phép ngân hàng được mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị bãi bỏ hẳn một số quy định tại Thông tư 06, đồng thời cho các ngân hàng được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích đảo nợ.

Theo báo An ninh Thủ đô, đề nghị thứ nhất của HoREA, đối với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 16 Thông tư 22/2019/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-NHNN) theo hướng gia hạn thêm 12 tháng.

Theo HoREA, chỉ còn hơn 1 tháng nữa (1/10/2023), tổ chức tín dụng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 30%. Hiệp hội đề nghị lùi thời điểm áp dụng tỷ lệ này sang ngày 1/10/2024.

HoREA kiến nghị cho phép ngân hàng được mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ.
HoREA kiến nghị cho phép ngân hàng được mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ.

Thứ hai, Hiệp hội đề nghị NHNN xem xét “bỏ” điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN để cho phép tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính mình.

Việc sửa đổi này, theo HoREA là để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với khoản 2 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (sửa đổi khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP) cho phép “2. Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành”.

Thứ ba, dù Thông tư 10 tạm ngưng hiệu lực thi hành một số quy định cấm cho vay, song Hiệp hội đề nghị NHNN bãi bỏ các quy định này.

Hiệp hội đề nghị NHNN tiếp tục rà soát để xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định “bất cập” tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN mà các doanh nghiệp, Hiệp hội và chuyên gia đã kiến nghị, bởi lẽ Thông tư 10/2023/TT-NHNN ngày 23/08/2023 của NHNN chỉ mới “ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) từ ngày 01/09/2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này”, chứ tại thời điểm hiện nay thì chưa có “văn bản quy phạm pháp luật” nào về việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định này.

Theo mục tiêu của Chính phủ, đến 2025, dư nợ TPDN 20% GDP. Tại cuối 2021, dư nợ thị trường TPDN theo thống kê của Bộ Tài chính tương đương 15% GDP. Quy mô thị trường nợ giảm cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn cần các biện pháp hỗ trợ tối đa để sớm lấy lại tăng trưởng.

Với diễn biến thị trường như vậy, nhóm chuyên gia của Saigon Ratings kiến nghị, cần có giải pháp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính cần xem xét chính sách cho phép SCIC, DATC và VAMC mua TPDN từ các nhà đầu tư hiện hữu là cá nhân để hoán đổi cho nhà đầu tư và tham gia vào tái cấu trúc doanh nghiệp.

Trường hợp trực tiếp mua trái phiếu từ trái chủ và hoán đổi trái phiếu sẽ nảy sinh không ít vấn đề. Do đó, một chuyên gia cho rằng sẽ cần phải có một định chế trung gian thực hiện công tác này, cũng như nếu muốn thực hiện, chắc chắn NHNN sẽ phải xem xét sửa đổi Thông tư 03/2023/TT-NHNN, trong đó cho phép ngân hàng mua trái phiếu của doanh nghiệp có nợ xấu tại các TCTD trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm TCTD mua TPDN.

Chuyên gia cũng lưu ý Nghị định 08/2023 có hiệu lực đến hết 2023. Do đó, nếu không có giải pháp mới hoặc không có văn bản cho phép kéo dài thời hạn các quy định tại Nghị định 08/2023, cụ thể đến hết 2024, thì doanh nghiệp vẫn loay hoay giữa tái cấu trúc dòng tiền trả nợ và chưa thể tháo gỡ áp lực thanh khoản, theo thông tin trên tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp.

 

Vân Anh (T/h)

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục