Honda Việt Nam chưa nộp 182 tỷ đồng thuế bị truy thu

(Kinhdoanhnet) - Thứ trưởng Bộ Tài chính - Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết đang yêu cầu truy thu Honda 182 tỷ đồng thuế, song chưa cho biết cụ thể lý do hãng này phải nộp thêm.

Liên quan đến khoản tiền gần 400 tỷ đồng mà cơ quan thuế yêu cầu Công ty Honda Việt Nam phải nộp sau khi tiến hành thanh tra thuế theo định kỳ, đại diện Honda Việt Nam cho hay, đang khiếu nại lên các cấp cao hơn nhưng Công ty sẽ tuân thủ quyết định cuối cùng của Chính phủ.

Lý do khiến doanh nghiệp không nộp khoản truy thu thuế này được cho là bởi cơ quan thuế và Honda Việt Nam vẫn đang tranh luận về thời điểm bắt đầu áp dụng ưu đãi thuế cho Honda Việt Nam căn cứ trên giấy phép đầu tư của liên doanh này. Năm 1998, doanh nghiệp này bán ra thị trường những chiếc xe máy Super Dream đầu tiên được liên doanh này nhập khẩu linh kiện CKD và lắp ráp, nên theo Honda Việt Nam, thời điểm tính ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp phải từ thời điểm này đến năm 2013.

Honda Việt Nam chưa nộp 182 tỷ đồng thuế bị truy thu - Ảnh 1
Honda Việt Nam chưa nộp 182 tỷ đồng thuế bị truy thu

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết đang yêu cầu truy thu Honda 182 tỷ đồng thuế, song chưa cho biết cụ thể lý do hãng này phải nộp thêm.

Hiện Honda đang lắp ráp 3 dòng ôtô tại Việt Nam là City, Civic và CR-V; trong khi nhập nguyên chiếc dòng Accord. Năm tài chính vừa qua (tháng 4/2014-3/2015), hãng này bán được hơn 6.600 xe, trên tổng dung lượng hơn 172.000 xe của thị trường Việt Nam. Với sản phẩm xe máy, hãng bán được 1,9 triệu xe, trong tổng số hơn 2,7 triệu xe toàn thị trường. Tuy nhiên, Honda Việt Nam không công bố kết quả doanh thu và lợi nhuận cụ thể.

Kể từ năm 2005, Honda Việt Nam đầu tư thêm nhà máy sản xuất ôtô với vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Cơ sở này hiện sử dụng hơn 400 lao động và xuất xưởng khoảng 10.000 xe mỗi năm. Năm tài chính 2014 (kết thúc vào tháng 5 năm ngoái), Honda công bố đạt doanh thu 55.000 tỷ đồng, đóng góp hơn 1% GDP Việt Nam, song không đưa ra con số lợi nhuận.

Honda Việt Nam là cái tên tiếp theo trong danh sách các doanh nghiệp FDI bị cơ quan thuế xử lý thời gian gần đây. Trước đó, Công ty Metro Việt Nam cũng bị phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến né thuế, chuyển giá và bị truy thu vào ngân sách khoảng 507 tỷ đồng

Lan Anh (Th theo VNE, Báo đầu tư)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục