Hồ tiêu Việt Nam được mùa nhưng không mất giá

Trái với "điệp khúc muôn thủa" của ngành nông nghiệp Việt Nam từ gạo , mía, dưa hấu, xoài, cá ngừ… người nông dân vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ bị ép giá, bán như cho mỗi khi thu hoạch được mùa thì dường như ngành hồ tiêu Việt Nam lại đang ở ngoài quy luật này khi mà sản lượng tăng nhưng vẫn đảm bảo giá năm sau cao hơn năm trước.

Khi nông dân coi hồ tiêu là tiền

Nếu người dân ở những nơi khác có thói quen cất giữ vàng để dự phòng thì người dân xứ Gia Lai, Đăk Nông  lại coi hồ tiêu như là một loại tiền tệ. Khi nào họ có nhu cầu mới tiêu dùng (bán ra) còn nếu không thì họ cất giữ vì cho rằng có lợi hơn thay cho đồng tiền. Chính vì thế họ xây nhưng kho chứa có sức chứa lên đến 15 đến 20 tấn và khi được giá họ mới mở kho bán cho thương lái, thậm chí có nhiều hộ nông dân dự trữ vài ba vụ chưa chịu bán.

Để làm được điều này người trồng tiêu ở Gia Lai, Đăk Nông, Vũng Tàu phải có sự liên kết chặ chẽ với nhau. Họ cùng lập ra Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), lập ra website riêng tổng hợp các sàn giao dịch hồ tiêu nước ngoài. Trên các trang thông tin này, mỗi ngày đều có niêm yết giá chốt bán của từng phiên giao dịch mỗi ngày giúp người trông tiêu cập nhật thông tin về giá cả cũng như tình hình thị trường hồ tiêu trên thế giới, nên họ đưa ra chuẩn mực của giá bình quân mà nên bán hay không nên bán.

Thêm vào đó với kinh nghiệm của mình người nông dân đã biết nhận định thị trường.Họ nhận ra rằng, đến cuối năm bao giờ giá hồ tiêu cũng cao hơn, lời hơn thay vì bán trước. Từ đó, nông dân tạo nên sự đồng lòng. Suốt 7 năm liên tục thị trường luôn đi theo hướng này đã tạo ra sự tự giác và đoàn kết của người nông dân mà không ai có thể làm thay được.

Ông Nam Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, hiện hồ tiêu của Việt Nam đã xuất sang hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm 30% sản lượng và 50% thị phần xuất khẩu hồ tiêu thế giới. Nhờ lợi thế này mà lâu nay, Việt Nam đã điều tiết được giá bán trên thị trường nên luôn giữ giá hồ tiêu nội địa ở mức trên 120.000 đồng/kg trong suốt hơn hai năm qua.

 “Nếu một số nước ở châu Âu hay Trung Quốc ép giá chúng ta thì chúng ta sẵn sàng bỏ thị trường đó để bán cho các thị trường khác. Dẫn đến việc chính thị trường ép chúng ta đó bị hụt hàng hóa cuối cùng họ cũng quay trở lại. Mà khi họ quay trở lại thì buộc họ phải mua với giá cao hơn”, ông Nam đặt vấn đề.

Nói về lợi nhuận thực tế của người nông dân, ông Nam cho biết, theo cách tính của Hiệp hội, chi phí đầu vào cho 1 kg hồ tiêu khoảng từ 1 – 1,5 USD. “Với giá bán hiện nay của chúng ta khoảng từ 6 – 7 USD/kg. Như ngày hôm nay nông dân bán được 150.000 đồng/kg, thì có thể biết được lợi nhuận của họ là bao nhiêu”, ông Nam dẫn chứng.

Hiện mức giá mà nông dân bán cho doanh nghiệp khoảng 7.000 USD/ tấn đối với tiêu đen. Trong khi doanh nghiệp xuất ra thị trường thế giới khoảng 7.200 USD/tấn. Doanh nghiệp chỉ lời 200 USD/tấn.

Hồ tiêu Việt Nam được mùa nhưng không mất giá - Ảnh 1

Phát triển quá nhanh, người trồng tiêu còn điều tiết được giá?

Việt Nam được biết đến là một nươc xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nơi tạo ra những sản phẩm hồ tiêu uy tín và chất lượng hàng đầu thế giới. Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, đến cuối tháng 5/2014, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của chúng ta đạt khoảng 90.000 tấn, giá trị kim ngạch trên 600 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu cả năm 2014, ngành hồ tiêu Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu chạm ngưỡng 1 tỷ USD.

Hiện hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới 14 năm liền.

Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, đến cuối tháng 5/2014, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của chúng ta đạt khoảng 90.000 tấn, giá trị kim ngạch trên 600 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu cả năm 2014, ngành hồ tiêu Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu chạm ngưỡng 1 tỷ USD.

Có thể nói, ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển quá nóng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là giai đoạn 2011 – 2014. Đây được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của ngành.

Theo quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT, diện tích hồ tiêu khoảng 50.000 ha, sản lượng khoảng 125.000 tấn vào năm 2015 và 135.000 tấn vào năm 2020.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, diện tích trồng hồ tiêu đã lên tới 62.000 ha, sản lượng ước đạt từ 125.000 – 130.000 tấn. Hồ tiêu là một trong những ngành đã phá vỡ tất cả những chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước đề ra trước đó.

Điều này nên mừng hay lo?

Có thể thấy rằng, thiên tai, sâu bệnh, chi phí sản xuất gia tăng đang là thách thức lớn đối với ngành hồ tiêu Việt Nam. Trong khi đó, hiện tại, nhiều vườn tiêu già cỗi, nhiễm bệnh, năng suất thấp, cây chết lây lan trên diện rộng ở nhiều nơi cộng với tập quán canh tác cũ khó thay đổi trong một thời gian ngắn.

Yêu cầu về đảm bảo VSATTP của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng ngày càng khắt khe đối với sản phẩm hồ tiêu. Cụ thể, thị trường châu Âu đã từng tuyên bố ngưng nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vì dư lượng thuốc trừ sâu. Điều này có nguy cơ lan sang thị trường Mỹ và các thị trường khác.

Theo các chuyên gia, để phát triển ngành hồ tiêu một cách bền vững, chúng ta không nên thấy lợi mà “nhắm mắt” chạy theo số lượng. Để điều tiết được thị trường thế giới không phải đơn giản do chúng ta chiếm sản lượng lớn, quan trọng vẫn là chất lượng và những định hướng, chiến lược lâu dài.

Những khảo sát thực tế do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thực hiện cho thấy, gần 80% diện tích trồng tiêu của Việt Nam đang bị bệnh tuyến trùng. “Điều này chắc chắn sẽ làm giảm năng suất cho hạt của cây tiêu trong vài vụ tới”- ông Bửu nhận định. Kinh nghiệm ở Ấn Độ, Indonesia cho thấy, khi bón thúc cho năng suất cây tiêu tăng một vài vụ thì sau đó hàng chục hécta trồng tiêu giảm năng suất liên tục chỉ còn dưới 1 tấn/ha khiến ngành hồ tiêu hai nước này đánh mất vị thế của mình trên thị trường hồ tiêu thế giới.

Ông Mark Barnett, Giám đốc Công ty hương gia vị Sơn Hà (Hà Nội), cho rằng: Mặc dù là nước có sản lượng chiếm 1/3 sản lượng hồ tiêu thế giới nhưng theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhiều khả năng sẽ điều tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ngành tiêu Việt Nam. Hiện sản lương tiêu của Việt Nam đứng đầu thế giới với hơn 100.000 tấn/năm nhưng Việt Nam vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn chung để doanh nghiệp áp dụng.

Để giúp bình ổn và tăng giá xuất khẩu hồ tiêu trong điều kiện sản xuất quốc tế đang có biểu hiện suy thoái theo chu kỳ, VPA đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa việc sản xuất cây tiêu vào dự án Việt GAP từ năm 2010, đồng thời hỗ trợ xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho các địa phương. Mặt khác, VPA đề nghị được tham gia vào các kho ngoại quan tại những khu vực tiêu dùng lớn như Trung Đông, Bắc Âu, Mỹ để có thể tận dụng thời cơ khi giá cả có lợi, hạn chế bán hàng ra khi giá xuống.

Chu Quỳnh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục