Giá thép trong nước thấp hơn 10% so với đầu năm

Giá trung bình của thép xây dựng trong nước hiện đang ở mức khoảng 15 triệu đồng/tấn, tức thấp hơn khoảng 10% so với đầu năm 2022.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá trung bình của thép xây dựng trong nước hiện đang ở mức khoảng 15 triệu đồng/tấn, tức thấp hơn khoảng 10% so với đầu năm 2022.

Báo cáo cũng cho thấy, chỉ số chi phí xây dựng trong 8 tháng đầu năm 2022 đã tăng 3,71%, nguyên nhân chính là do sự tăng giá của nhóm xi măng, nhựa đường và gạch xây dựng. Trong đó, chỉ số chi phí xây dựng dân dụng cũng tăng 8,76% khi giá xi măng, sắt thép, gạch xây, gạch ốp lát và cát chiếm phần lớn trong chi phí này.

Giá thép trong nước thấp hơn 10% so với đầu năm.
Giá thép trong nước thấp hơn 10% so với đầu năm.

Với mặt hàng thép xây dựng, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp thép trong nước đã giảm đáng kể so với quý 1. Cụ thể, việc tồn kho tăng ở Trung Quốc khiến cho giá quặng sắt và giá than cốc đã giảm về bằng với mức đầu năm.

Việc các nguyên liệu đầu vào quay đầu giảm đã được phản ánh cụ thể vào giá thép xây dựn trong nước trong vòng 1 tháng trở lại đây. Sau các đợt giảm giá gần đây, hiện giá trung bình của thép xây dựng trong nước hiện đang ở mức khoảng 15 triệu đồng/tấn, tức thấp hơn khoảng 10% so với đầu năm 2022.

Tuy nhiên, giá thép thấp có thể khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép sụt giảm mạnh trong thời gian tới. Mặc khác, triển vọng kinh tế thế giới không thực sự quá khả quan khi các quốc gia chứng kiến lạm phát cao cùng với nhu cầu xây dựng hiện đang thấp cũng sẽ khiến ngành thép tiếp tục khó khăn.

Mặc dù phải đối mặt với điều kiện thị trường bất lợi trong ngắn hạn, các doanh nghiệp thép xây dựng và tôn mạ như Hòa Phát, Hoa Sen hay Nam Kim đang có một số bước tiến trong việc chiếm lĩnh thị phần từ tay các doanh nghiệp thép vừa và nhỏ.

Theo đó, các doanh nghiệp thép này có lợi thế chi phí dựa trên quy mô, nên có thể giành được lợi thế trong một cuộc chơi vốn dựa chủ yếu vào sự cạnh tranh về giá bán.

Cũng trong báo cáo chiến lược quý 4/2022 mới đây, ACBS cho rằng, ngành vật liệu đang đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí nguyên vật liệu tăng cao cùng với nhu cầu mặt hàng này suy yếu.

Hiện tại, tốc độ giải ngân còn chậm của các dự án đầu tư công cùng với hạn chế đối với việc tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp bất động sản cũng góp phần làm chậm đi nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước.

Ngọc Diễm

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục