Giá thép nội địa rơi xuống thấp nhất trong 3 năm qua

Từ tháng 4/2023 đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã giảm liên tiếp 15 lần với mức giảm khoảng 3 triệu đồng/tấn. Giá thép của nhiều thương hiệu lớn đang ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.

 

Giá thép nội địa rơi xuống thấp nhất trong 3 năm qua - Ảnh 1

Giá thép tại miền Bắc

Thương hiệu thép Hòa Phát, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.140 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.040 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý, với thép cuộn CB240 có giá 13.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.890 đồng/kg.

Thép Việt Đức không có biến động, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.090 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 13.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.800 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.700 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.800 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.990 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 14.340 đồng/kg.

Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.650 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.600 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.590 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.690 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.090 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.700 đồng/kg.

Thép Pomina không thay đổi, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.480 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.890 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ trên sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) giảm 27 Nhân dân tệ, xuống mức 3.643 Nhân dân tệ/tấn. Hợp đồng thép cây được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 0,6%, thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, thép cuộn tăng 1,2% và thép không gỉ tăng 0,8%. Các nguyên liệu sản xuất thép khác, than cốc Đại Liên giảm lần lượt 0,7% và 2,3%.

Giá quặng sắt tương lai của sàn giao dịch Đại Liên giảm, nhưng giá trên sàn giao dịch Singapore phục hồi khi các thương nhân cân nhắc hy vọng viện trợ đáng kể hơn cho lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc trước lo ngại sản lượng thép chậm lại.

Quặng sắt tháng 1 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã kết thúc giao dịch ban ngày thấp hơn 0,8% ở mức 725,5 Nhân dân tệ (101,03 USD)/tấn. Trên sàn giao dịch Singapore, quặng sắt chuẩn tháng 9 tăng 1,6% lên 102,4 USD/tấn, đánh dấu chuỗi ba ngày giảm giá.

Từ tháng 4/2023 đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã giảm liên tiếp 15 lần với mức giảm khoảng 3 triệu đồng/tấn. Giá thép của nhiều thương hiệu lớn đang ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép liên tục giảm trong thời gian qua là do nhu cầu tiêu thụ chậm. Hiện các dự án dân dụng khởi công ít, dự án cao tốc không đủ tạo cú hích cho thị trường. Khối xây dựng tư nhân cũng tạm thời đang chờ đợi thêm những tín hiệu khác trước khi xuống tiền. Mặt khác, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Trước thực trạng này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền về các kiến nghị của Hiệp hội, xây dựng quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Theo các chuyên gia ngành thép, chỉ đạo của Chính phủ là cần thiết và hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, ngành thép đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất, trong đó có phòng vệ thuế quan (chống bán phá giá, chống trợ cấp) và phi thuế quan.

Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước khó khăn và phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu, cần có thêm các biện pháp kiểm soát chất lượng thép nhập khẩu nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất chân chính trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước phải chủ động đổi mới công nghệ, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường để đáp ứng yêu cầu thị trường… nhằm tăng sức cạnh tranh cho thép Việt.

PV

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục