Giá dầu thô Châu Á tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt

Các nhà máy lọc dầu Châu Á đang phải mua dầu thô Trung Đông và Nga với mức giá cộng cao nhất trong vòng khoảng một năm trở lại đây do nhu cầu mạnh và giá dầu nhập khẩu từ phương Tây trở nên đắt đỏ hơn trước.

Các nhà máy lọc dầu Châu Á đang phải mua dầu thô Trung Đông và Nga với mức giá cộng cao nhất trong vòng khoảng một năm trở lại đây do nhu cầu mạnh và giá dầu nhập khẩu từ phương Tây trở nên đắt đỏ hơn trước.

Giá dầu thô Châu Á tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt - Ảnh 1

Giá dầu cao có thể khiến các nhà máy lọc dầu giảm bớt lượng dự trữ, cắt giảm nguồn cung dự phòng, bất chấp việc Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, trong đó có Nga (gọi là OPEC ) đang nâng dần sản lượng.

Một số loại dầu phổ biến ở châu Á, chẳng hạn như dầu thô Oman, dầu thô ESPO và Sokol của Nga, đang giao dịch ở mức cộng thêm cao nhất trong vòng 11 tháng so với giá báo của Dubai.

Giá dầu thô Châu Á tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt - Ảnh 2

Giá dầu thô thế giới tăng cao đẩy mức cộng giá dầu nguyên liệu nhập khẩu vào Châu Á tăng lên cao nhất gần 1 năm

Khoảng chênh lệch giá giữa hợp đồng kỳ hạn một tháng tiền giao ngay với kỳ hạn 3 tháng tiền giao ngay của dầu Dubai hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020 (trước khi xảy ra đại dịch Covid-19), cho thấy nhu cầu đang rất mạnh mẽ đối với dầu kỳ hạn giao gần.

Giá dầu thô giao tiền ngay tại Châu Á là chỉ báo hàng đầu của thị trường dầu mỏ toàn cầu do một số nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới đều nằm trong khu vực Châu Á. Các nhà máy lọc dầu ở Châu Á cũng thường mua dầu trước 2 tháng, sớm hơn so với những khu vực khác.

Giá dầu thô Châu Á tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt - Ảnh 3

Mức cộng giá dầu thô Trung Đông và Nga tăng lên cao nhất nhiều tháng do nhu cầu mạnh vượt nguồn cung

Nhà phân tích Virendra Chauhan của Energy Aspects cho biết: "Nhu cầu đang tăng lên trong khi nguồn cung thấp hơn mức dự kiến, dẫn đến việc giá dầu twang mạnh, thể hiện ở các hợp đồng hàng thực".

Các nhà máy lọc dầu lớn ở Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới – đang tăng mạnh tỷ lệ sử dụng công suất chế biến nhiều dầu thô do lợi nhuận được cải thiện đáng kể sau khi Chính phủ xử lý một số cơ sở nhập khẩu, thương mại và lọc dầu. Một số nhà máy lọc dầu độc lập cũng đã nối lại hoạt động mua dầu thô qua các hợp đồng kỳ hạn tháng 7 và 8, với dự đoán sắp có hạn ngạch nhập khẩu dầu đợt 2.

Các nhà máy lọc dầu ở các khu vực khác của châu Á cũng đang hoạt động trở lại sau giai đoạn bảo trì, và cố gắng sản xuất tăng tốc để đáp ứng nhu cầu cao trong mùa cao điểm – mùa Hè ở bán cầu Bắc, trong đó có Thế vận hội Tokyo, sẽ bắt đầu vào tháng 7 tới.

Tuy nhiên, nhập khẩu dầu thô từ châu Âu, Tây Phi và mỹ tới Châu Á ở thời điểm này không kinh tế do mức cộng dầu Brent so với dầu Dubai đã tăng lên, trong khi mức cộng thêm của các loại dầu như Cabinda của Angola và dầu pha trộn CPC của Kazakhstan cũng tăng lên.

Giá dầu Brent hiện đã lên sát 75 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4/2019 do nhu cầu hồi phục trên toàn cầu và dự trữ dầu tho của Mỹ giảm mạnh. Ngày 16/6, giá dầu Brent có lúc đạt 74,73 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đạt 72,83 USD, cao nhất kể từ tháng 10/2018.

Giá dầu thô Châu Á tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt - Ảnh 4

Mức cộng giá dầu thô Châu Âu và Tây Phi tăng cao nên nhập về Châu Á không kinh tế nữa

Thông tin từ một cơ sở lọc dầu ở Châu Á cho biết: "Chênh lệch giá dầu từ Tây Phi và Châu Âu đến Châu Á có thể giảm, từ đó làm tăng nhu cầu dầu thô ở khu vực này", ý nói đến dầu xuất xứ Châu Á thái Bình Dương, Nga và Trung Đông.

Các nguồn tin trong ngành đều cho biết các nhà máy lọc dầu Châu Á ngoài việc tăng cường mua dầu thô để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho nhà máy duy trì hoạt động thì họ có thể sẽ lấy cả dầu từ kho dự trữ của mình để có đủ nguyên liệu, trong bối cảnh giá dầu thô thế giới đang tăng cao.

"Nếu mọi người chỉ mua dầu thô, các mức giá hiện nay trên thị trường sẽ sớm bị xuyên thủng để tăng lên nữa", Reuters dẫn lời một cơ sở lọc dầu ở Bắc Á cho biết.

Hãng Energy Aspects dự báo lượng dự trữ dầu thô trên toàn cầu sẽ giảm 2,7 triệu thùng/ngày trong quý 3/2021, sau khi giảm 1,4 triệu thùng/ngày trong quý 2.

"Lượng dầu tồn của của OECD đã trở lại mức trung bình của giai đoạn 2015-2019, như vậy OPEC đã đạt được mục tiêu của mình", nhà phân tích Virendra Chauhan của Energy Aspects

Chauhan cho biết. Theo ông: "Cách duy nhất để ngăn giá dầu tăng là OPEC đẩy tăng nguồn cung của mình. Nhưng có vẻ họ đang chờ đợi xem kết quả đàm phán giữa Iran và phương Tây sẽ ra sao trước khi đưa ra bất cứ hành động nào".

Do đó, các nhà kinh doanh trong ngành đều dự đoán xu hướng giá dầu tăng sẽ còn tiếp diễn.

Chủ tịch Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản (PAJ), Tsutomu Sugimori, trong một cuộc họp báo vào ngày 16/6 đã nói rằng: "Nhu cầu dầu thô toàn cầu dự kiến ​​sẽ phục hồi hơn nữa trong nửa cuối năm nay do dịch COVID-19 giảm dần và các hoạt động kinh tế ở Mỹ và Châu Âu hồi sinh trở lại.

Theo ông Sugimori, nhu cầu dầu mỏ của Nhật Bản dự báo cũng sẽ tăng vào cuối năm nay, đồng thời dự kiến giá dầu thô Trung Đông hợp đồng tham chiếu giao dịch tại Dubai sẽ duy trì ở mức 70 USD / thùng thêm một thời gian nữa.

"Nhu cầu xăng dầu ở Nhật Bản trong tháng 5 và tháng 6 vẫn ở mức khoảng 90% so với trước đại dịch vào năm 2019 nhưng dự kiến ​​sẽ tăng trong thời gian tới do lưu lượng người đi lại ở Nhật dự kiến ​​sẽ tăng trong dịp Thế vận hội Tokyo 2020 và sau khi chính sách phong tỏa chống Covid-19 được dỡ bỏ ở một số khu vực. Thế vận hội đã bị trì hoãn một năm bởi đại dịch và sẽ bắt đầu vào ngày 23 tháng 7.

Tham khảo: Refinitiv

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục