Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng

(kinhdoanhnet) - Dù rằng nguồn vốn huy động tại các ngân hàng tăng, đồng nghĩa với việc lượng tiền mặt tại các ngân hàng hiện đang khá dồi dào. Tuy nhiên các doanh nghiệp lại rất khó tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một nghịch lý hiện đang xảy ra trong ngành tài chính của Việt Nam hiện nay đó là việc các ngân hàng thì hiện đang trong tình trạng thừa tiền không tìm được đầu ra cho tín dụng trong khi đó các doanh nghiệp thì lại đang chết dần chết mòn vì không có vốn để hoạt động.

Theo khảo sát có khoảng 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn vay ngân hàng thường xuyên, khoảng 35% phản ánh khó tiếp cận, còn lại 33% không thể tiếp cận được vốn ngân hàng.

Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng - Ảnh 1
Các ngân hàng hiện đang dư thừa tiền.

Một vị lãnh đạo ngân hàng chia sẻ: “Chúng tôi mong tiêu thụ được vốn, vì huy động mà không cho vay được thì ngân hàng cũng rất sốt ruột”.

Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM tính đến hết tháng 4/2014, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 1.880.000 tỷ đồng tăng 12,57% so với cùng kỳ năm trước.

rằng nguồn vốn huy động tại các ngân hàng tăng, đồng nghĩa với việc lượng tiền mặt tại các ngân hàng hiện đang khá dồi dào. Tuy nhiên doanh nghiệp lại rất khó tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về vấn đề này, các doanh nghiệp đã đưa ra phản bác: “Không phải doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn mà nhiều doanh nghiệp không vay được vốn do ngân hàng siết tín dụng”!- một vị tổng giám đốc doanh nghiệp chia sẻ.

Một vấn đề được đặt ra là vì sao lại có nghịch lý này xảy ra?

Trả lời về vấn đề này một vị đại diện các ngân hàng cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng này là do các ngân hàng phải “đắn đo”, chọn lọc đối tượng cho vay.

Hiện nay nhóm đối tượng có nhu cầu vay lớn nhất là doanh nghiệp đang khó khăn nhưng có khả năng phục hồi còn đối với nhóm doanh nghiệp gần như không thể phục hồi, đang có nợ xấu thì khó có khả năng tiếp cận vốn.

Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng - Ảnh 2
Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang thiếu vốn trầm trọng.

Một ví dụ điển hình đó là Công ty Cổ phần Nội thất Sông Hồng trong vòng 2 năm trở lại đây, công ty này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Hàng sản xuất ra ế ẩm, công ty đã phải vay mượn, thế chấp nhà xưởng, xe ôtô cho ngân hàng để vay vốn duy trì sản xuất, kinh doanh. May mắn là vào thời điểm cuối năm 2013, công ty này đã nhận được đơn hàng cung cấp toàn bộ đồ gỗ cho một khách sạn tư nhân đang xây dựng. Tuy nhiên công ty này lại đang thiếu khoảng 500 triệu đồng để mua nguyên vật liệu, máy móc hiện đại hơn. Chính vì vậy công ty đã đi gõ cửa, vay mượn nhiều ngân hàng nhưng vẫn không vay được vốn bởi ngân hàng không cho dùng hợp đồng, hàng tồn kho làm tài sản thế chấp.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang dựa lưng vào một đầu mối bảo lãnh tín dụng uy tín là ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ rủi ro bảo lãnh cho doanh nghiệp này ngày càng cao hơn lên tới gần 27% khiến tỷ lệ từ chối trả thay của VDB cũng khá cao tới trên 18%.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong giai đoạn này, các ngân hàng quá thận trọng, bảo thủ trong việc cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Thủ tục còn nhiều  phức tạp, khó các doanh nghiệp khó lòng đáp ứng nổi nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Liệu rằng các ngân hàng có thực sự mong muốn tiêu thụ được vốn hay chỉ những lời nói suông, nói để giảm đi sự bức xúc của các doanh nghiệp hiện nay? Có đúng các TCTD hiện đang siết chặt tín dụng?

Trong giai đoạn cuối năm 2014, Chính phủ cũng đang có những động thái tích cực chuyển hướng điều hành kinh tế sang hỗ trợ tổng cầu nhằm kéo tổng cầu của nền kinh tế đi lên bằng những chính sách cụ thể, trong đó có việc tăng đầu tư công, tạo thị trường cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó Chính phủ cũng sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn tới. Được biết quỹ này đã có từ lâu tuy nhiên hoạt động vẫn chưa hiệu quả bởi nguồn vốn còn quá nhỏ, cơ chế quá chặt không phù hợp với một quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một lực lượng chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

T.T (tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục