Dự án đang thi công là dự án kè chống sạt lở bờ sông Lam huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An với trăn trở nhiều người dân nơi đây “Chất lượng công trình”. Việc đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các công trình cấp bách còn phải tuân thủ Luật Đầu tư công 2014, Luật Xây dựng 2014, Luật Đấu thầu 2013, v.v...
Vật liệu cho công trình rất nhiều tiêu chuẩn vi phạm.
Trong các văn bản này, đều có quy định về các trình tự thủ tục từ khi lập dự án cho đến khi tiền hành thi cống, nghiệm thu bàn giao công trình cũng như quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu, thiết kế, giam sát như tại Khoản 17, Điều 4 Luật Đầu tư công 2014 đã xác định: “Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công”.
Tạm bỏ qua việc trình và phê duyệt dự án vì chúng tôi cho rằng đây là một dự án cần thiết và cấp bách, cũng hoàn toàn tin tưởng các cơ quan ban ngành liên quan đến dự án này đều làm đúng trình tự thủ tục để được phê duyệt và rót vốn. Điều mà chúng tôi muốn nói ở đây là trách nhiệm của chủ đầu khi mà dự án đã được thi công gần 1.000 m mà chất lượng công trình gian dối như vậy thì không rõ Chủ đầu tư đã làm hết trách nhiệm trong việc chỉ định thầu - đấu thầu lựa chọn nhà thầu cũng như trách nhiệm giám sát nhà thầu lẫn việc thi công được thực hiện như thế nào?
Đá lát khan không đúng chủng loại và độ dày đá lát quá mỏng.
Qua làm việc với Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng như Chi cục Thủy lợi – Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nghệ An, chúng tôi được biết dự án này được giao cho Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương và do Ban Quản lý dự án thuộc huyện trực tiếp quản lý. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã về đầu tư công được quy định tại Điều 93. Trong đó, tại khoản 5 và 6 có quy định: “5. Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý. 6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn”.
Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân liên quan đến chương trình, dự án đầu tư công trong một số giai đoạn được quy định rõ tại các Điều 100, 102, 103 Luật Đàu tư công 2014.
Về quản lý, thực hiện chương trình, dự án, khoản 3, Điều 102 quy định: 3. Trường hợp để xảy ra thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đối với Ban Quản lý chương trình, dự án, Khoản 1 và 2, Điều 103 đã quy định rõ quyền hạn:”1. Đề xuất các phương án, giải pháp và tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng theo ủy quyền của chủ chương trình, chủ đầu tư. 2. Báo cáo chủ chương trình, chủ đầu tư về tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án”. Và đồng thời khoản 3 Điều 103 cũng quy định về trách nhiệm của Ban Quản lý: “3. Trường hợp để xảy ra thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Công trình chưa nghiệm thu nhưng đã xuống cấp.
Hiện nay, pháp luật về đầu tư công cung như pháp luật liên quan đã quy định rất chặt chẽ từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong việc sử dụng vốn. Chỉ điểm qua một vài quy định trên đã cho thấy trách nhiệm rất nặng nề của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước liên quan.
Khi phát hiện ra hiện tượng xảy ra tại dự án kè bờ đê sông Lam như đã nêu, chúng tôi đã kịp thời liên hệ với các cơ quan, cá nhân có liên quan. Trái ngược với tinh thần hợp tác của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nghệ An, Chi cục Thủy lợi, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Trưởng ban quản lý dự án của Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương, Nghệ An đã tỏ ra rất vô cảm.
Chúng tôi rất bất ngờ với thái độ cũng như tinh thần trách nhiệm của vị cán bộ này và có cảm giác như sự việc được phản ánh là ở một nơi đẩu đâu, không liên quan. Khi phóng viên liên lạc đặt lịch với ông Trần Văn Sơn - Trưởng ban quản lý dự án huyện Đô Lương để làm rõ thêm đơn vị nào thi công dự án này, thì vị này nói: “Anh vừa viết lên báo phải không? Anh vừa lên báo rồi có răng thì lên rứa có chi mà phải làm việc nựa”.
PV trao đổi nói rõ trước đó 1 tuần đã liên hệ với Chánh văn phòng UBND tỉnh về công trình không đảm bảo chất lượng - tuy nhiên vị Trưởng ban quản lý dự án nói luôn: “Đây là Ủy ban huyện Đô Lương chứ Chánh văn phòng Ủy ban tỉnh liên quan chi đây… Anh còn đến làm việc chi nựa... Nếu báo chưa lên thì anh giúp đỡ ban để kiểm tra xử lý… Công trình này chưa bàn giao… chỗ nào hỏng thì sửa chữa… Các anh đến chỉ chỗ nào hỏng để khắc phục… còn muốn tìm hiểu đơn vị thì đến gặp đơn vị thi công… ”.
Dự án kè bờ đê sông Lam do huyện Đô Lương làm chủ đầu có gì khuất tất mà Trưởng ban quản lý dự án Trần Văn Sơn không muốn cung cấp tài liệu liên quan như đấu thầu hay chỉ định? Đơn vị nào thi công? Ai giám sát công trình? Những thông tin liên quan vị Trưởng ban quản lý dự án này từ quản lý chuyên về nông nghiệp không có nghiệp vụ về chuyên ngành xây dựng là phản ánh có cơ sở.
Thiết nghĩ, dù dự án cấp thiết nhưng khi triển khai thì cũng cần đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của các cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ.
Quảng Bình/KD&PL