Trong kỳ, giá vốn bán hàng tăng 26%, đạt 14.814 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 3.271 tỷ đồng, tăng 1%.
Sau khi khi khấu trừ đi các chi phí, kết thúc năm 2020, PNJ báo lãi ròng 1.032 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2019.
Phía PNJ cho biết, việc giảm lợi nhuận sau thuế trong khi vẫn tăng trưởng doanh số do cơ cấu sản phẩm thay đổi khi nền kinh tế khó khăn, khách hàng chuyển sang mua các sản phẩm có giá trị vật chất cao hơn.
Bên cạnh đó, PNJ tăng dự trữ vốn lưu động để đảm bảo việc mua lại sản phẩm , gia tăng uy tín của công ty đối với khách hàng trong dài hạn.
Ngoài ra, PNJ tiếp tục đầu tư cho các hoạt động khác chẩn bị các nền tảng để phát triển bền vững cho tương lai.
Tính tại ngày 31/12/2020, PNJ có 4 công ty con đang nắm 100% sở hữu bao gồm: CTY TNHH MTV thời trang CAO có hoạt động chính là kinh doanh trang sức; CTY TNHH MTV Giám định PNJ, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và giám định vàng, bạc, đá quý; CTY TNHH MTV Chế tác và kinh doanh trang sức PNJ chuyên chế tác và kinh doanh trang sức và CTY TNHH MTV Kỷ nguyên khách hàng, hoạt động bán lẻ hàng hóa.
Cũng tại ngày 31/12/2020, PNJ có 56 chi nhánh cửa hàng trên cả nước với 4.609 nhân viên.
Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của PNJ đạt hơn 7.967 tỷ đồng, biến động không đáng kể so với thời điểm đầu năm.
Trong đó, tiền tăng mạnh từ 83 tỷ đồng năm 2019 lên 228 tỷ đồng năm 2020; hàng tồn kho còn hơn 5.545 tỷ đồng, chủ yếu là hàng hóa khi chiếm 98% cơ cấu.
Các khoản phải trả người lao động và Thuế và các khoản phải nộp nhà nước đều tăng lên đáng kể. Nguồn: PNJ
Ở bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của PNJ giảm từ 3.440 tỷ đồng xuống còn 2.819 tỷ đồng. Tuy nhiên, đáng chú ý các khoản phải trả người lao động và Thuế và các khoản phải nộp nhà nước đều tăng lên đáng kể.