Đây được xem là hành động đáp trả sau khi Moscow trục xuất 3 nhà ngoại giao Đức, Ba Lan và Thụy Điển.
Trước đó, 3 nhà ngoại giao châu Âu - từ Ba Lan, Đức và Thụy Điển - đã bị trục xuất khỏi Nga sau khi tham gia vào cuộc tuần hành ủng hộ chính trị gia đối lập Alexei Navalny. Hoạt động này được phía Nga cho là bất hợp pháp.
Đức đã tuyên bố một nhà ngoại giao Nga là "nhân vật không được chào đón". Bộ Ngoại giao Đức cho rằng quyết định trục xuất các nhà ngoại giao châu Âu của Nga "là không đúng đắn".
"Chúng tôi đã thông báo cho đại sứ Nga rằng một nhân vật trong đại sứ quán Nga đã được đề nghị rời khỏi Thụy Điển", Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde đăng trên Twitter, "Đây là một phản ứng rõ ràng đối với quyết định không thể chấp nhận được [khi Nga] trục xuất nhà ngoại giao Thụy Điển, một người chỉ đang thực thi nhiệm vụ của mình".
Động thái này diễn ra khi các quan chức EU cân nhắc về tương mai mối quan hệ nhiều vấn đề giữa khối và Nga. Quyết định của Moscow là "đòn bất ngờ" đối với EU bởi nó xảy ra trong bối cảnh quan chức cấp cao của khối - Đại diện Cấp cao phụ trách An ninh và Chính sách Đối ngoại EU Josep Borrell - đang gặp gỡ Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ông Borrell đã biết tin qua mạng xã hội. "Thông điệp từ giới chức Nga trong chuyến thăm xác nhận rằng châu Âu và Nga đang dần xa cách", ông Borrell viết trên blog, "Dường như Nga đang dần tách mình khỏi châu Âu và nhìn các giá trị dân chủ như một mối đe dọa hiện hữu".
Nhận định về sự việc đang diễn ra, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho rằng, phương Tây đang tìm cách biến Navalny trở thành vấn đề bàn thảo quan trọng nhất trong đối thoại giữa hai bên.
Liên quan tới đoạn video của ông Navalny về "tòa lâu đài của Putin", ông Lavrov cho rằng, không thể làm được bộ phim nếu không có sự hợp tác của chính quyền Đức, cụ thể là cơ quan tình báo của nước này.
Theo ông Lavrov, Moscow đã chất vấn Berlin về việc làm thế nào Navalny có thể tiếp cận tới các hồ sơ liên quan tới ông Putin và Đức xác nhận đã trao quyền tiếp cận.
Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết