“Đại gia” Hồ Xuân Năng chi trăm tỷ vẫn không “cứu” được giá cổ phiếu VCS

Theo thống kê, trong khoảng thời gian ông Năng mua vào, cổ phiếu VCS giao dịch trên sàn trung bình ở mức 90.500 đồng/CP.

Mới đây, CTCP Vicostone đã công bố kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ. Theo đó, trong khoảng thời gian từ ngày 13/7 đến ngày 31/7, ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch HĐQT Công ty đã mua vào thành 1,65 triệu cổ phiếu VCS. 

Với mức giá 90.500 đồng/cp, tạm tính ông Năng đã chi khoảng 150 tỷ đồng để sở hữu số cổ phiếu trên. Sau giao dịch, hiện đại gia này đang sở hữu tổng cộng 5,68 triệu cổ phiếu VCS, tương đương với 3,55% vốn điều lệ của Vicostone.

“Đại gia” Hồ Xuân Năng chi trăm tỷ vẫn không “cứu” được giá cổ phiếu VCS - Ảnh 1

Trước đó, khi chứng kiến cổ phiếu VCS “bay hơi” gần 50% giá trị so với thời điểm lập đỉnh, HĐQT CTCP Vicostone đã ban hành Nghị Quyết thông qua phương án mua vào 1,6 triệu cổ phiếu VCS (tương ứng với 1% vốn điều lệ) làm cổ phiếu quỹ.

Mục đích của đợt mua cổ phiếu quỹ này là nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu và phục vụ tái cơ cấu ngắn hạn, dài hạn. Công ty dự kiến sẽ thực hiện giao dịch thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong vòng 30 ngày sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Ngày 9/7, Vicostone cho biết đã nhận được công văn trả lời của UBCKNN cho biết Công ty không đáp ứng đủ điều kiện để mua lại cổ phiếu quỹ(do vừa kết thúc đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 1.600 tỷ đồng vào ngày 12/4/2018). Vì vậy, HĐQT Vicostone đã dời lịch mua lại cổ phiếu quỹ sang tháng 10/2018.

Ngay sau đó, ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch HĐQT Công ty đã lập tức đăng ký mua vào 1,65 triệu cổ phiếu VCS để cơ cấu danh mục đầu tư cá nhân, trong khoảng thời gian từ 13-31/7/2018.
“Đại gia” Hồ Xuân Năng chi trăm tỷ vẫn không “cứu” được giá cổ phiếu VCS - Ảnh 2

Ông Hồ Xuân Năng

Hiện ông Hồ Xuân Năng được gọi là tỷ phú giấu mặt trên sàn chứng khoán, bởi theo số liệu công bố chính thức, ông chỉ nắm giữ hơn 4 triệu cổ phiếu VCS, tương đương 2,52% vốn điều lệ. Còn lại, 80% vốn của công ty, tương đương 128 triệu cổ phiếu VCS đang được sở hữu bởi Công ty mẹ - CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa). Toàn bộ số lượng cổ phiếu này do ông Năng làm đại diện sở hữu.

Trên thực tế, Phenikaa là công ty riêng do vợ chồng ông Hồ Xuân Năng sở hữu. Theo đó, ông Năng đang là Chủ tịch Tập đoàn này và nắm giữ 90% vốn, trong khi đó, vợ ông - bà Phạm Thị Thu Hằng nắm giữ 9,9%.

Như vậy, nếu tính cả lượng cổ phiếu VCS do Phenikaa nắm giữ, ông Hồ Xuân Năng sẽ trực tiếp và gián tiếp sở hữu 133,68 triệu cổ phiếu VCS.

Mặc dù vậy, động thái mua vào 1,65 triệu cổ phiếu của ông Năng đã không cứu được đà giảm của cổ phiếu này, mà tình hình còn trở nên xấu đi khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/8, cổ phiếu VCS giảm chỉ còn 84.500 đồng/CP, tương đương giảm 89,1% so với giá đóng cửa phiên 13/7.

“Đại gia” Hồ Xuân Năng chi trăm tỷ vẫn không “cứu” được giá cổ phiếu VCS - Ảnh 3

Diễn biến giá cổ phiếu VCS trong 1 tháng trở lại đây

Với mức giá này, vốn hóa thị trường của Vicostone đang ở mức 13.520 tỷ đồng, đồng thời, ước tính khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Năng có giá trị khoảng 11.300 tỷ đồng, tương đương hơn 490 triệu USD.

Tại BCTC hợp nhất Quý II/2018 Vicostone mới công bố cho thấy nhiều diễn biến khá bất thường. Cụ thể, trong Quý II vừa rồi, doanh thu bán hàng của Vicostone ghi nhận 1.187 tỷ đồng, tăng 10% so với Quý II/2017. Hoạt động tài chính cũng mang về khoản doanh thu 12,8 tỷ đồng, giảm 52,1% so với cùng kỳ.

Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của Vicostone vẫn tăng mạnh 16,8%, với 350 tỷ đồng so với con số 300 tỷ của Quý II/2017.

Tuy nhiên, do không còn được hoàn thuế như năm trước, nên lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ còn 302 tỷ đồng, giảm mạnh 24,2% so với Quý II/2017.

“Đại gia” Hồ Xuân Năng chi trăm tỷ vẫn không “cứu” được giá cổ phiếu VCS - Ảnh 4

Nguồn BCTC Quý II/2018 Vicostone

Giải trình về kết quả này, Vicostonecho biết, doanh thu bán hàng của Công ty trong Quý II/2018 tăng là do doanh thu thành phẩm tăng 110 tỷ đồng (12,43%), còn doanh thu nguyên vật liệu, phụ tùng giảm 1,6 tỷ đồng (-0,84%).

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính giảm mạnh là do trong Quý II/2017 phát sinh khoản lãi do chuyển nhượng vốn góp của Công ty tại CTCP Chế tác đá Việt Nam hơn 20 tỷ đồng. Trong khi Quý II/2018, lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá tăng lần lượt 160% và 68%.

Về kết quả lợi nhuận sau thuế giảm, Vicostone cho biết, do quý II/2017 được hoàn 130 tỷ đồng tiền thuế thu nhập của năm 2015-2016, quý I/2017 trong khi thuế thu nhập Quý II/2018 của Công ty là. Đồng thời, trong năm 2017 nói chung và Quý II/2017 nói riêng, mức thuế suất của hoạt động bán sản phẩm của nhà máy số 2 được miễn thuế, tuy nhiên trong năm 2018, mức thuế suất của hoạt động này là 10%.

Theo đó, nếu không tính các khoản này thì lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Vicostone trong Quý II/2018 sẽ tăng lần lượt là 32% và 29% so với cùng kỳ năm trước.


Ánh Phượng

 

 

 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục