Công bố kết luận thanh tra tranh chấp của 22 chung cư Hà Nội

Qua 15 kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng đã yêu cầu chuyển trả cho Ban quản trị nhà chung cư 250 tỷ đồng về phí bảo trì tại 22 chung cư ở Hà Nội.

Trong số đó có những chung cư từng là “điểm nóng” tranh chấp, cư dân nhiều lần căng băng rôn phản đối đòi kinh phí bảo trì và chỉ ra hàng loạt sai phạm, thiếu sót.

Nhiều sai phạm phí bảo trì tại các "điểm nóng" chung cư tranh chấp

Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, quá trình thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm, thiếu sót, tồn tại trong công tác công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của các chủ đầu tư, Ban quản trị (BQT) và chính quyền các cấp tại 22 chung cư ở Hà Nội.

Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra nhiều vi phạm, thiếu sót, tồn tại trong công tác công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của các chủ đầu tư.
Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra nhiều vi phạm, thiếu sót, tồn tại trong công tác công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của các chủ đầu tư.

Cụ thể, nhiều chung cư tại thời điểm thanh tra, chủ đầu tư đang quản lý kinh phí bảo trì tại tài khoản của chủ đầu tư với lãi suất không kỳ hạn; bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đối với khu căn hộ như chung cư Riverside Garden tại số 349 Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân) chủ đầu tư là Liên danh Công ty CP Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Prosimex và Công ty CP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam....

Bên cạnh đó, có những chung cư do giữa chủ đầu tư và BQT không thống nhất được việc phân chia diện tích chung riêng và diện tích mà chủ đầu tư giữ lại dẫn dẫn đến không quyết toán được số liệu, chậm bàn giao kinh phí bảo trì từ 1 - 3 năm.

“Quá trình làm việc với đoàn thanh tra, nhiều chủ đầu tư và BQT đã nhận thức được trách nhiệm chủ động khắc phục tồn tại, chủ động thống nhất với BQT quyết toán số liệu và đã bàn giao cho BQT hơn 48,8 tỷ đồng đối với phần kinh phí bảo trì đối với diện tích mà chủ đầu tư giữ lại để kinh doanh”, thanh tra Bộ Xây dựng cho hay.

Cũng theo Thanh tra Bộ Xây dựng, quá trình làm việc đa phần các nhà chung cư chưa quyết toán số liệu kinh phí bảo trì. Việc chưa thống nhất số liệu quyết toán có nhiều nguyên nhân nhưng tập trung chủ yếu ở nguyên nhân: nhận thức pháp luật, cách thức, thái độ làm việc để tìm được tiếng nói chung để đi đến thống nhất, việc phân chia diện tích chung - riêng, diện tích mà chủ đầu tư được giữ lại... “Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh chấp khiếu nại kéo dài, trong đó trách nhiệm thuộc chủ đầu tư và quản trị”, thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ.

Yêu cầu trả 250 tỷ đồng phí bảo trì, khôi phục hơn 1.000m2 lấn chiếm

Thanh tra Bộ Xây dựng cho hay, việc lấn chiếm, sử dụng không gian thuộc sở hữu chung sử dụng vào mục đích riêng của các chủ sở hữu cũng là một trong những sai phạm tại không ít chung cư.

Thời điểm thanh tra tháng 12/2020, tại các chung cư chủ đầu tư và một số chủ sở hữu đã ngăn chia không gian kỹ thuật, sảnh, hành lang, sân thượng phần sở hữu chung thành một số phòng cho ban quản lý dự án, đơn vị quản lý vận hành tạm sử dụng hoặc kinh doanh không đúng theo hồ sơ bản vẽ thiết kế được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như tại cụm chung cư Văn phòng Quốc hội Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7; Chung cư Grand City Ancora Residence tại số 3 Lương Yên (quận Hai Bà Trưng) do Công ty CP Xây dựng đầu tư bất động sản Việt Minh Hoàng làm chủ đầu tư; toà nhà F,G,H,K,L thuộc tổ hợp chung cư cao tầng khu hỗn hợp nhà ở HH02 (KĐT Dương Nội, Hà Đông)…

8 căn hộ trên tầng 21 chung cư Văn phòng Quốc hội Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) tự ý cải tạo sửa chữa mái biến sân thượng chung cư thành "sân vườn" nhà mình.
8 căn hộ trên tầng 21 chung cư Văn phòng Quốc hội Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) tự ý cải tạo sửa chữa mái biến sân thượng chung cư thành "sân vườn" nhà mình.

Kết quả sau thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, các chủ đầu tư và chủ sở hữu đã nghiêm túc chấp hành khôi phục lại tình trạng ban đầu hơn 1.000m2 bị lấn chiếm trả lại không gian chung cho cư dân.

Ngoài ra, Tranh tra Bộ cho biết, nhiều chủ đầu tư chưa mở tài khoản kinh phí bảo trì trong thời gian 7 ngày kể từ ngày thu kinh phí của khách hàng để tạm quản lý, hoặc mở tài khoản nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở chung cư đó biết là vi phạm Điều 109 Luật Nhà ở năm 2014; trong đó, chậm mở tài khoản kinh phí bảo trì từ 12 đến 24 tháng…

Nhiều chung cư chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, chậm bàn giao hồ sơ nhà chung cư do nguyên nhân chủ đầu tư thay đổi công năng các phần sở hữu chung. Theo quy định tại điều 5 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng hồ sơ nhà chung cư bao gồm 4 thành phần, tuy nhiên do chủ đầu tư thay đổi công năng, mục đích sử dụng, lấn chiếm, sử dụng các phần thuộc sở hữu chung nhà chung cư do đó dẫn đến việc giấu không bàn giao hồ sơ, chậm bàn giao hồ sơ, nhiều chủ đầu tư chậm bàn giao từ 24 đến 36 tháng….

Qua 15 kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng đã yêu cầu chuyển trả cho BQT nhà chung cư 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thanh tra cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 7 chủ đầu tư số tiền 820 triệu đồng và buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ ngay phần lấn chiếm không gian sử dụng chung để trả lại cho cư dân.

Tienphong
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục