Gửi tiết kiệm ngân hàng hút khách
Theo số liệu mới nhất của NHNN, tiền gửi của dân cư đổ vào hệ thống ngân hàng tiếp tục có xu hướng tăng. Tính tới cuối tháng 5/2024, tiền gửi dân cư đạt 6,71 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,8%, mức tăng cao nhất kể từ đầu năm.
Theo nhiều chuyên gia, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khó đẩy vốn vào sản xuất kinh doanh, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản… tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, lãi suất huy động có dấu hiệu tăng trở lại kể từ tháng 4/2024 được xem là nguyên nhân khiến kênh tiền gửi ngân hàng hấp dẫn trở lại.
Tính từ đầu tháng 9/2024 đến nay, đã có 9 ngân hàng tăng lãi suất huy động. Trước đó, trong tháng 7 và tháng 8/2024, mỗi tháng đều có trên dưới 20 ngân hàng tăng lãi suất huy động. So với cuối quý I/2024, lãi suất huy động các kỳ hạn tại nhiều ngân hàng đã tăng 0,5%-1%/năm.
“Trong giai đoạn có nhiều yếu tố bất định như hiện nay, dòng tiền thông minh lựa chọn quay trở về ngân hàng để chờ đợi, đây là lý do khiến tiền gửi tiết kiệm lập đỉnh. Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất cho vay thấp sẽ kích thích dòng tiền chảy vào bất động sản song thực tế không phải vậy. Giá nhà quá cao trong khi thanh khoản thị trường bất động sản thấp khiến tiền không chảy vào bất động sản. Trong khi đó, chứng khoán không vượt qua được mốc 1.300 điểm cũng làm nản lòng nhà đầu tư. Tại AFA, chúng tôi cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên tăng tỷ trọng gửi tiền vào ngân hàng”, ông Phan Lê Thành Long, CEO AFA Group, đồng sáng lập Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) cho hay.
Chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm an toàn, hiệu quả?
Anh Trần Văn Mạnh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, nếu như trước đây, danh mục đầu tư của anh chủ yếu là chứng khoán, bất động sản thì hai năm nay, danh mục của anh phần lớn là tiền gửi ngân hàng.
“Có rất nhiều kênh đầu tư nhưng trong thời điểm nền kinh tế chưa phục hồi và còn nhiều yếu tố bấp bênh như hiện nay, tôi thấy để tiền vào ngân hàng là an toàn nhất, hơn nữa lãi suất cung đã cao hơn nhiều so với đầu năm. Nếu biết lựa chọn đúng ngân hàng, gửi tiền vào ngân hàng có tỷ lệ sinh lời không kém hơn so với nhiều kênh đầu tư khác”, anh Mạnh cho biết.
Theo anh Mạnh, từ nhiều năm nay, gia đình anh lựa chọn gửi tiền vào NCB, một ngân hàng nhỏ nhưng uy tín, đã có gần 30 năm hoạt động. Đặc biệt, NCB luôn có nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và lãi suất tiền gửi hấp dẫn. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng của ngân hàng này là 5,45%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 5,8%/năm và 18 tháng là 6,15%/năm, đều ở mức hấp dẫn bậc nhất thị trường.
Đặc biệt, đầu tháng 9 vừa qua, NCB công bố triển khai chương trình ưu đãi lớn nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, giá trị gửi tối thiểu từ 29 triệu đồng, trong thời gian từ nay đến hết 31/10/2024, sẽ được cộng thêm lãi suất, biên độ tối đa lên tới 0,7%.
Bên cạnh được cộng thêm lãi suất và tặng quà tri ân, khách hàng còn được tham gia quay số trúng thưởng và có cơ hội trúng giải thưởng lớn gồm: 3 Giải đặc biệt là 3 điện thoại IPhone 16 Promax 256GB và 50 Giải may mắn mỗi giải 01 tai nghe AirPods 4.
Theo một số chuyên gia, nguyên nhân NCB hút khách gửi tiết kiệm, ngoài yếu tố lãi suất cạnh tranh, còn nhờ sự chuyển mình mạnh mẽ về sản phẩm, dịch vụ trong suốt 2 năm qua, nhờ đó tạo được niềm tin, gây dựng được uy tín với khách hàng.
Được biết, NCB đã xác định chiến lược là trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ và giải pháp tài chính tốt nhất cho phân khúc khách hàng siêu giàu trong 10 năm tới. Đồng thời, xây dựng một NCB mới mang lại các trải nghiệm ngân hàng thông qua tư duy đổi mới, sáng tạo, là trung tâm của sự đổi mới dịch vụ tài chính, tiên phong phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ tối tân nhất.
Ngân hàng cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, dự kiến đầu năm 2025, NCB sẽ cho ra mắt giải pháp quản lý gia sản hỗn hợp số đầu tiên mang tính vượt trội và chưa từng có tại thị trường Việt Nam. Khi đó, khách hàng không chỉ được hưởng lãi suất hấp dẫn nhất khi gửi tiền vào NCB mà còn được tư vấn sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất, giúp “tiền đẻ ra tiền”.