Theo Cục Thuế Bình Định hiện có 10 hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:
Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
Hóa đơn giả; Chưa có hoặc hết giá trị sử dụng; Hóa đơn bị ngừng sử dụng do nợ thuế.
Hóa đơn chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn có mã.
Ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định không hoạt động.
Hóa đơn có ngày lập trước ngày cơ quan thuế xác định không hoạt động nhưng cơ quan thuế hoặc công an đã có kết luận là hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
Hóa đơn không ghi đầy đủ nội dung bắt buộc; Tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định.
Hóa đơn khống (không có thật một phần hoặc toàn bộ); Hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả.
Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên.
Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn này để chứng minh cho hàng hóa dịch vụ khác.
Hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để hợp thức hóa mua vào hoặc bán ra.
Để khắc phục sai phạm, Cục Thuế Bình Định yêu cầu, doanh nghiệp thường xuyên tự rà soát hóa đơn đầu vào khi thấy có dấu hiệu rủi ro tại địa chỉ hoadondientu.gdt.gov.vn và các thông báo doanh nghiệp không còn hoạt động tại Website Cục thuế các tỉnh.
Nếu phát hiện hóa đơn phạm pháp doanh nghiệp tự kê khai điều chỉnh giảm thuế được khấu trừ, điều chỉnh giảm chi phí tính trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong trường hợp nếu doanh nghiệp không tự rà soát, khi cơ quan thuế phát hiện sẽ xử phạt theo Điều 28 của Nghị định 125/2020 của Chính phủ (Mức phạt từ 20 - 50 triệu).
Cục Thuế Bình Định cũng khẳng định, nếu sai phạm của người nộp thuế dẫn đến làm giảm thuế phải nộp, tăng thuế được miễn giảm được hoàn thì: Phải chịu xử phạt theo hành vi khai sai hoặc trốn thuế.