Cổ phiếu Địa ốc Tân Kỷ tiếp tục bị đưa vào diện cảnh báo

Do không tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, cổ phiếu của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh báo.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 6/2023, TKC vẫn chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023. Theo quy định, nếu quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính nhưng vẫn chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên thì sẽ bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo.

Địa ốc Tân Kỷ vẫn chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nên cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định.
Địa ốc Tân Kỷ vẫn chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nên cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định.

Trước đó, cổ phiếu TKC nằm trong diện kiểm soát kể từ ngày 18/5/2023, do vốn chủ sở hữu âm trên BCTC kỳ gần nhất. Bên cạnh đó, do chậm nộp BCTC 2022 đã kiểm toán quá thời hạn quy định nên TKC đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch cùng ngày. 

Thời gian gần đây, Quỹ đầu tư tài chính MKDS - thành viên của Thai Duong Capital - liên tục tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty. Cụ thể, sau khi mua hơn 1,1 triệu cổ phiếu từ bà Lê Võ Thu Hà và trở thành cổ đông lớn của TKC với tỷ lệ 7,67%, quỹ này tiếp tục mua thêm 373.200 cổ phiếu vào ngày 30/6, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại TKC lên mức 10,15% (tương đương hơn 1,5 triệu cp). 

Địa ốc Tân Kỷ tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ Tân Kỷ, được thành lập năm 1999. Năm 2007, Công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng và trang trì nội thất; Xây dựng cầu đường; Lập dự án đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn đấu thầu. 

Theo đó, giai đoạn 2015-2018, doanh thu của TKC khá ổn định và đạt đỉnh vào năm 2017 với 1.403 tỷ đồng, lợi nhuận trong các năm này duy trì quanh mức 10 tỷ đồng. Dù vậy, sang năm 2019, tình hình tài chính của TKC xấu đi trông thấy khi doanh thu giảm hơn một nửa về còn 588 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm tới 93%, còn 832 triệu đồng, trước khi hồi phục vào năm 2020 với khoản lãi ròng 3,4 tỷ đồng. Niềm vui không kéo dài khi năm 2021 các chỉ tiêu kinh doanh của TKC đều giảm sút, lợi nhuận cũng co về mức 150 triệu đồng.

Năm 2022, TKC lỗ ròng gần 638 tỷ đồng. Khoản lỗ đậm này khiến Công ty âm vốn chủ sở hữu gần 470 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ đến từ việc kinh doanh dưới giá vốn, dẫn tới lỗ gộp hơn 353 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty phải chịu chi phí dự phòng hơn 263 tỷ đồng. 

Hoài Thương

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục