Cổ phiếu bất động sản là điểm sáng, VN-Index tăng gần 2 điểm

Mặc dù các nhóm cổ phiếu có sự phân hoá nhưng VN-Index vẫn ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Tuy nhiên, thanh khoản lại liên tục sụt giảm, điều này cho thấy đà hồi phục thị trường chưa có sự ủng hộ của dòng tiền.

Thị trường đang dần lấy lại niềm tin sau khi vượt qua ảnh hưởng của đợt tăng lãi suất mới nhất của FED. Chốt phiên 24/3, chỉ số VN-Index tăng 1,69 điểm, tương đương 0,16%, lên 1.046,79 điểm.

VN-Index tính đến nay đã xác lập phiên tăng thứ 4 liên tiếp nhưng dao động không đáng kể trong một xu hướng đi ngang kéo dài suốt từ đầu tháng 3. Thị trường vẫn đang chờ đợi động lực tăng giá, có thể là tin tốt, có thể là dòng tiền mạnh. Khối ngoại hiện đã không đủ sức để tạo sóng.

Cổ phiếu bất động sản là điểm sáng, VN-Index tăng gần 2 điểm.
Cổ phiếu bất động sản là điểm sáng, VN-Index tăng gần 2 điểm.

Nhóm ngân hàng phân hóa, trong đó, cổ phiếu của 3 ngân hàng quốc doanh đều ghi nhận sắc đỏ. Cụ thể, VCB giảm 1,87%, BID giảm 0,76% và CTG giảm 0,7%. Các mã còn lại đa phần tăng điểm, nổi bật hơn là HDB tăng 2,27%, VIB tăng 1,45%, MBB tăng 2,01%, LPB tăng 3,68%, OCB tăng 1,28%.

Tương tự là cổ phiếu chứng khoán, theo đó, SSI tăng 0,49%, VND tăng 0,99%, VIX tăng 2,69% nhưng VCI lại giảm 1,11%, FTS giảm 1,59%, trong khi HCM, TVS đều đứng giá tham chiếu.

Ở nhóm cổ phiếu bất động sản, bộ đôi VHM - VIC trở thành 2 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index, lần lượt tăng 2,08% và 0,95%. Gây ấn tượng hơn là NVL và NLG khi ghi nhận mức tăng kịch trần. Một số mã tăng tốt khác có thể kể đến: KDH tăng 1,72%, PDR tăng 2,92%, VCG tăng 2,28%, DIG tăng 2%, KHG tăng 2%, SCR tăng 2,46%.

Không chỉ tăng mạnh về giá, giao dịch của nhóm bất động sản cũng sôi động.

Ở nhóm sản xuất, các cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến kém khả quan khi VNM giảm 0,4%, SAB giảm 0,11%, MSN giảm 1,27% còn HPG đứng giá tham chiếu. Các mã còn lại phân hóa rõ nét.

Cổ phiếu năng lượng và hàng không cũng chung tình trạng phân hóa cục bộ: GAS giảm 0,1%, PGV đứng giá tham chiếu còn POW và PLX tăng lần lượt 0,38% và 1,39%; HVN giảm 0,38% nhưng VJC tăng 0,47%.

Trong khi đó, cổ phiếu bán lẻ hồi phục. MWG, PNJ, FRT lần lượt có thêm 0,4%, 0,64% và 1,72% giá trị.

Dòng tiền những phiên gần đây giao dịch rất chán nản do nhà đầu tư cầm tiền đứng ngoài. 

Đóng cửa, sàn HoSE có 265 mã tăng và 122 mã giảm, VN-Index tăng 1,69 điểm, lên 1.046,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 579,74 triệu đơn vị, giá trị 9.442,31 tỷ đồng, tăng 34,39% về khối lượng và 21,22% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 72,79 triệu đơn vị, giá trị 1.296,34 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, thị trường duy trì đà tăng điểm khá tốt của phiên sáng, đồng thời thanh khoản tăng vọt với tâm điểm giao dịch chính thuộc về nhóm HNX30.

Chốt phiên, sàn HNX có 106 mã tăng và 61 mã tăng, HNX-Index tăng 2,41 điểm (+1,18%) lên 205,72 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 66,19 triệu đơn vị, giá trị 956,6 tỷ đồng, tăng hơn 37% về lượng và gần 60% về giá trị so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,03 triệu đơn vị, giá trị 14,4 tỷ đồng.

Trên UPCoM, thị trường rung lắc và kết phiên tại điểm xuất phát.

Chốt phiên, UPCoM-Index đứng giá tham chiếu 76,17 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 29,78 triệu đơn vị, giá trị 257,11 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,44 triệu đơn vị, giá trị 21,22 tỷ đồng.

PV

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục