Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Hà Nội dự thu 18.000 tỷ đồng

Dự kiến khả năng thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố Hà Nội làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đạt khoảng 18.000 tỷ đồng.

 Dự kiến khả năng thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố Hà Nội làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đạt khoảng 18.000 tỷ đồng.

Chiều 14/11, Thường trực Thành ủy làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2021 của Thành phố và một số nội dung về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội “Về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội”.

Qua tổng hợp, nhu cầu đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Hà Nội là hơn 480.000 tỷ đồng. Trong đó, sau khi cân đối các nguồn, thành phố bố trí được hơn 180.000 tỷ đồng.

Hà Nội dự thu 18.000 tỷ đồng từ nguồn sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. (Ảnh minh họa)
Hà Nội dự thu 18.000 tỷ đồng từ nguồn sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. (Ảnh minh họa)

Trên cơ sở rà soát, dự kiến khả năng thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, dự kiến nguồn thu này đạt khoảng 18.000 tỷ đồng.

Thành phố cũng dự kiến chuyển 8.000 tỷ đồng dư từ nguồn cải cách tiền lương để bố trí đầu tư phát triển, trong đó ngân sách Thành phố là 5.000 tỷ đồng và ngân sách quận, huyện, thị xã là 3.000 tỷ đồng...

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2025, như: xử lý môi trường, cấp nước sạch cho các xã khó khăn; đầu tư hệ thống chợ dân sinh; các công trình vệ sinh trường học và các công trình nhà văn hóa đối với các thôn còn thiếu...

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh, sau cuộc làm việc, các sở, ngành tiếp tục rà soát theo thứ tự ưu tiên để hoàn thiện danh mục các dự án; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tính toán một cách căn cơ, tạo đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu các sở, ban, ngành tiếp tục rà soát theo thứ tự ưu tiên để hoàn thiện danh mục các dự án; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tính toán một cách căn cơ, tạo đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn giải quyết dứt điểm các lĩnh vực còn tồn đọng, thiếu được quan tâm như xử lý môi trường; cấp thoát nước; hệ thống chợ dân sinh; các công trình vệ sinh trường học và các công trình nhà văn hóa đối với các thôn còn thiếu...  

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu Thành phố phải kiểm soát chặt tổng mức đầu tư; rà soát để cắt giảm các khoản chi không cần thiết, nhất là các khoản đi công tác nước ngoài để dành nguồn lực cho cải cách tiền lương và chi đầu tư phát triển.

Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu trong giai đoạn tới phải giải quyết dứt điểm việc thiếu các nhà văn hóa thôn; đến năm 2021, phải giải quyết được 50% các chợ dân sinh; việc bố trí, triển khai các dự án phải đảm bảo quan điểm phát triển đồng đều...

In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục