CNN: Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ còn tệ hơn nữa

Theo Moody’s, việc các quốc gia chống dịch Covid-19 khác nhau sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn và khó hồi phục chuỗi cung ứng toàn cầu.

CNN: Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ còn tệ hơn nữa - Ảnh 1

Theo hãng tin CNN, hàng loạt những vụ việc như thiếu nguồn cung chip điện tử, các cảng biển tắc nghẽn hay nước Anh thiếu tài xế chở xăng đều cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đang vô cùng bất ổn.

Sự bất ổn này đang khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng mạnh, qua đó có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục kinh tế toàn cầu.

Thật không máy, báo cáo mới đây của Moody’s Analytics cho thấy tình hình sẽ còn tệ hơn trước khi có chuyển biến.

"Nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục trở lại nhưng vấn đề hiện nay là làm sao để lấy lại tăng trưởng trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy trên khắp thế giới", báo cáo của Moody’s cảnh báo.

Thật vậy, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ 1 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng của Mỹ, mức giảm mạnh nhất trong khối các nền kinh tế phát triển G7. Tổ chức IMF đưa ra lý do đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng giảm do nhiều yếu tố.

"Kiểm soát biên giới và giới hạn đi lại, không lấy được thẻ xanh vaccine, bị kẹt ở nhà...đều là những yếu tố khiến chuỗi cung ứng lẫn tiêu dùng toàn cầu bị ảnh hưởng, lạm phát sẽ tăng và tăng trưởng GDP có thể không được như kỳ vọng", báo cáo của Moody’s dự đoán.

Theo Moody’s, việc các quốc gia chống dịch Covid-19 khác nhau sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn và khó hồi phục chuỗi cung ứng toàn cầu. Ví dụ Trung Quốc vẫn trung thành với chiến lược "zero Covid" trong khi Mỹ và nhiều nước lại chấp nhận sống chung với dịch bệnh.

Điều này khiến các cơ quan khó lòng ban hành một quy định chung cho giao thương khi vô số hoạt động đông người tại bến cảng và cửa khẩu diễn ra khắp thế giới.

Bên cạnh đó, các quốc gia cũng chưa sẵn sàng phối hợp để giải quyết khó khăn trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà mới chỉ mạnh ai người đấy lo, gây nên những cuộc khủng hoảng cục bộ.

Trái ngược lại, một số chuyên gia lại có cái nhìn tích cực hơn về chuỗi cung ứng toàn cầu. CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase nhận định tình hình khó khăn hiện nay sẽ mau chóng qua đi.

"Tình hình khó khăn hiện nay sẽ được giải quyết hoàn toàn vào năm sau. Thời điểm hiện tại đã là đáy khủng hoảng và tôi cho rằng các nước sẽ điều chỉnh nhanh chóng để khắc phục, tương tự như những gì các công ty đã làm để sống sót hiện nay", CEO Dimon nhận định.

*Nguồn: CNN

Doanh nghiệp và Tiếp thị
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục