Chứng khoán Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 8 tháng với sự lạc quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Gần đây, Mỹ và Trung Quốc cho thấy một loạt dấu hiệu lạc quan trong cuộc chiến tranh thương mại. Liệu đây có phải tín hiệu cho thấy kinh tế 2019 sẽ không lặp lại khủng hoảng của năm 2008?

Chứng khoán Trung Quốc tăng cao nhất kể từ tháng 6/2018 do tín hiệu tích cực từ các cuộc đàm phán thương mại và phá vỡ một mức kháng cự quan trọng, củng cố thêm niềm tin cho các nhà đầu tư. Cổ phiếu giảm giá trong phiên giao dịch buổi chiều khi các nhà đầu tư chốt lãi.

Chứng khoán Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 8 tháng với sự lạc quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 1

Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,1% khi đóng cửa phiên, tăng ít hơn 3,2% sau khi vượt mức 3.000 điểm đạt được trong tuần trước. Với mỗi cổ phiếu giảm, có khoảng bảy cổ phiếu tăng. Chỉ số này hiện đã tăng 23% kể từ mức thấp ngày 03/01, giúp tăng thêm 1,5 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa cho thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Đà tăng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đang ở mức mạnh nhất kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2015. Chỉ số sức mạnh tương đối của Shanghai Composite đang gần chạm đến mức cao nhất của năm đó.

Gần như tất cả 1500 mã cổ phiếu trên sàn đều có giá đạt trên đường trung bình dài hạn, cho thấy sự phục hồi lớn nhất kể từ 2015. Doanh số của các doanh nghiệp tăng mạnh sau khi đạt đến mức thấp nhất trong 4 năm trong tháng 12/2018.

"Thị trường đang ‘phát điên’" – trích lời Ông Chen Weining, chuyên gia quản lý quỹ tại Quỹ Đầu tư Miyuan, Bắc Kinh nhận xét – "Các chỉ báo kỹ thuật đang cho thấy một thị trường ‘bò tót’ nhưng chúng ta cần chắc chắn không lặp lại sự sai lầm của năm 2015"

Sự hào hứng của các nhà đầu tư trong thời gian gần đây tương phản rõ rệt với tâm trạng bất ổn năm ngoái, khi mối lo ngại về thuế quan của Mỹ và nền kinh tế phát triển chậm lại khiến chỉ số Shanghai Index sụt giảm 25%. Vì thế, các nhà chức trách Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp thắt chặt giao dịch vốn cổ phần sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 2015 và thực hiện các bước để kích thích tăng trưởng, trong đó việc cải thiện quan hệ với Mỹ cũng đóng góp vào tín hiệu lạc quan.

Chứng khoán Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 8 tháng với sự lạc quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 2

Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần đến một thỏa thuận thương mại có thể xóa bỏ phần lớn các loại thuế quan của Mỹ, hai người nắm rõ về cuộc đàm phán cho biết.

Người phát ngôn của Hội đồng Nhân dân Trung Hoa - ông Zhang Yesui cho rằng, những bước xúc tiến lớn đã được đề cập trong buổi nói chuyện này. 3000 đại biểu của Trung Quốc đang tập trung tại Bắc Kinh cho cuộc họp Quốc hội thường niên, nơi Thủ tướng Li Keqiang sẽ đưa ra những mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế.

"Không có gì chắc chắn rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng nhanh trong ngắn hạn, khi mà áp lực phải lấy lợi nhuận đang tăng" – ông Dai Ming, nhà quản lý quỹ đầu tư theo chỉ số Shanghai Index cho biết – "Các nhà đầu tư đang trông chờ một biện pháp cụ thể như giảm thuế trong các cuộc họp về chính sách, và chính những chính sách ấy sẽ đặt ra khung mức sàn của giá cổ phiếu".

Trong năm 2019, đồng Nhân dân tệ tiếp tục giữ vị trí sự dẫn đầu tại châu Á, tăng thêm 2,7%, cao nhất trong khu vực, sau khi giảm đến 5% trong năm ngoái. Trái phiếu biến động nhẹ với lãi suất của trái phiếu Chính phủ 10 năm giảm gần 1 điểm tới 3,2%.

Chỉ số vốn hóa nhỏ ChiNext tăng 3,3%, đạt mức tăng 30% tính từ ngày này năm trước. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính là một trong những yếu tố đóng góp nhiều nhất vào sự tăng mạnh của chỉ số chứng khoán tại Thượng Hải, trong khi cổ phiếu nông nghiệp dẫn đầu mức tăng ở Thâm Quyến.

"Chúng tôi cần xem liệu mức tăng này có thể được duy trì hay không. Đó là điều quan trọng nhất" - Ông Ronald Wan, giám đốc điều hành của Partners Capital International Ltd nhận xét.

"Chính phủ chắc chắn muốn duy trì mức tăng này và đối với các nhà đầu tư, niềm tin dường như mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn đang phải đối mặt với vấn đề thanh khoản và họ có thể chọn rút tiền."

Ở Hongkong, chỉ số Hang Seng tăng 0,8%, trong khi số doanh nghiệp Đại Lục giao dịch trong thành phố đã tăng thêm 1%.

Năm 2019, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ rơi vào khủng hoảng thậm chí còn tồi tệ hơn năm 2008, không tránh khỏi chu kì 10 năm. Tuy nhiên, thế giới lại chứng kiến những thông tin tốt lành từ hai "ông lớn" Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Vậy thực hư là gì? Liệu năm nay nền kinh tế có gặp khủng hoảng? Việt Nam sẽ phải làm gì trong bối cảnh hiện nay? Tất cả sẽ có trong Hội thảo "Dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu: Đương đầu thách thức" do CLB Chứng khoán (SIC) trường Đại học Ngoại thương cùng Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) phối hợp tổ chức.


Với sự góp mặt của các diễn giả uy tín như Tiến sĩ Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên vứu và quản lý kinh tế Trung ương; Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó Tổng Giám đốc) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc trưởng đào tạo BIDV, buổi hội thảo hứa hẹn sẽ mang lại cho các bạn sinh viên cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu năm 2019, những dấu hiệu sự suy giảm kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới cùng những nhận định cho Việt Nam.

PV



KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục