Chức năng của VAMC vẫn còn hạn chế

(Kinhdoanhnet)- Theo người đứng đầu Chính phủ cho biết trong 10 tháng năm 2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012. Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa được như mong muốn do khuôn khổ pháp lý, chức năng quyền hạn của VAMC vẫn còn khá hạn chế.

Trong phiên chất vấn Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết về tình hình kinh tế xã hội 11 tháng đầu năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế năm 2015.

Theo đó trong 11 tháng đầu năm tỷ lệ lạm phát vẫn đang ở mức kiểm soát tăng 2,16%, cả năm tăng dưới 3%. Xuất khẩu đạt khoảng 137 tỷ USD, tăng 13,7%; nhập khẩu khoảng 135 tỷ USD, tăng 12,6%; xuất siêu 2 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 11,2 tỷ USD, tăng 6,16%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 4,96 tỷ USD, tăng 5%.

Thu ngân sách nhà nước ước đạt dự toán, tăng 13,9%; chi ngân sách đạt 92,5% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng tín dụng 11 tháng đã đạt khoảng 10%, dự kiến cả năm sẽ tăng trên 12%. Mặt bằng lãi suất đã giảm khoảng 1,5 - 2% so với cuối năm 2013. Tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định.

Liên quan đến vấn đề nợ xấu của các ngân hàng, Thủ tướng cũng cho biết nhờ sự nỗ lực chung, đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 chủ yếu chủ yếu được tiến hành theo các giải pháp như thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm …

Chức năng của VAMC vẫn còn hạn chế
Chức năng của VAMC vẫn còn hạn chế.

Mặc dù vậy nhưng kết quả xử lý nợ xấu vẫn chưa được như mong muốn do khuôn khổ pháp lý, chức năng quyền hạn của VAMC vẫn còn khá hạn chế. Ngoài ra do một số TCTD còn yếu kém, tình trạng sở hữu chưa minh bạch, nên nhiệm vụ còn rất khó khăn.

Trong thời gian tới để có thể giải quyết nợ xấu đạt kết quả tốt, cần phải hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho xử lý nợ xấu, nhất là việc mua bán nợ. Đồng thời nâng cao hơn nữa  về chức năng, tiềm lực tài chính cũng như vai trò của VAMC; Tăng cường kiểm tra giám sát thanh tra nợ xấu, chất lượng tín dụng, phân loại nợ và dự phòng rủi ro, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong kiểm soát nợ xấu…

Đối với các tổ chức tín dụng cần phải công khai minh bạch sở hữu, kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro đúng theo quy định, cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém… phấn đấu đến năm 2015 đưa nợ xấu xuống dưới 3% đảm bảo an toàn tổ chức tín dụng.

Ngọc Anh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục