Chính sách về tiền lương, quản lý cán bộ có hiệu lực từ tháng 11

Từ tháng 11 này, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan bảo hiểm xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do nhà nước quy định.

 

Một số chính sách về tiền lương, quản lý cán bộ có hiệu lực từ tháng 11 này.
Một số chính sách về tiền lương, quản lý cán bộ có hiệu lực từ tháng 11 này.

Các nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần mức lương cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước quy định

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024.

Đối tượng được áp dụng theo quyết định số 19 gồm: cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tại điều 5 của quyết định nêu rõ, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định.

Ba nhóm được hưởng thụ gồm: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân; người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11 và được áp dụng cho các năm tài chính từ năm 2022 đến hết năm 2024.

Cán bộ thuộc 11 lĩnh vực sau khi thôi giữ chức vụ từ 1-2 năm mới được thành lập, quản lý doanh nghiệp

Theo Thông tư số 60/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 17/11, danh mục 11 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ, đó là: Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.

Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quản lý nhà nước về bảo hiểm; Quản lý nhà nước về hải quan; Quản lý nhà nước về giá; Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước;

Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài;

Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước; Quản lý nhà nước về tài sản công.

Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về tài sản công không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quan lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trưóc đây mình có trách nhiệm quản lý.

Các trường hợp còn lại như đã nêu ở trên (kế toán kiểm toán, thuế, hải quan…), trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quan lý, điều hành doanh nghiệp.

PV

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục