Bức tranh bất động sản năm qua: Sốt đất rồi lại sốt đất

Khi cả thế giới lao đao vì khủng hoảng kinh tế do làn sóng COVID-19 càn quét thì bức tranh bất động sản Việt Nam năm 2021 lại xoay quanh những câu chuyện sốt đất, dịch bệnh COVID-19 rồi lại sốt đất.

 

Bức tranh bất động sản năm qua: Sốt đất rồi lại sốt đất - Ảnh 1

Sốt đất cục bộ khởi phát ở nhiều địa phương

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đất bắt đầu có hiện tượng tăng giá tại nhiều địa phương từ Bắc vào Nam, người người nhà nhà quay cuồng trong mua bán đất, tạo ra những cơn sốt đất đến khó tin.

Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giá đất thời điểm này tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau mỗi tháng. Một số nơi, giá đất tăng gấp 2, gấp 3 thậm chí gấp 4 trong vòng 1-2 tháng. Quay cuồng trong cơn sốt đất, người người nhà nhà đi “buôn đất’, làm môi giới.

Tại thời điểm này, giá đến nền tại nhiều điểm cục bộ của một số địa phương có mức ghi nhận tăng cao như: Quốc Oai (Hà Nội) tăng 20%, Ba Vì (Hà Nội) tăng 45%, nhiều huyện thuộc các tỉnh vùng ven Hà Nội cũng tăng nhanh và mạnh như Hoà Bình (tăng 46%), Bắc Ninh (tăng 20%), Hưng Yên (tăng 26%). Ngoài ra nhiều nơi như Thanh Hoá, Bắc Giang, Bình Dương, Bình Phương; TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP.HCM; Biên Hoà, Nhơn Trạch, Long Thành của tỉnh Đồng Nai,… cũng ghi nhận hiện tượng giá đất tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, sau đó hiện tượng “sốt đất” cục bộ cũng dần hạ nhiệt sau khi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều địa phương đã có các “liều thuốc hạ sốt”, đồng thời liên tục đưa ra các cảnh báo cũng như công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khung giá đất trên địa bàn…nhằm tránh kẻ xấu lợi dụng vào thông tin quy hoạch để “thổi giá” đất tạo nên những cơn sốt ảo.

Vào quý II/2021, những cơn sốt đất bắt đầu “hạ nhiệt” và để lại nhiều hệ quả to lớn, nhất là nỗi khánh kiệt kinh tế cho nhiều người, nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần. Lao vào số đất, nhiều nhà đầu tư thắng đậm, những cũng không ít người kiệt quệ vì không “thoát được hàng”.

Loạn phân lô bán nền trái phép

Thời điểm cuối quý III, đầu quý IV, thị trường bất động sản Việt Nam được phen dậy sóng khi báo chí liên tục “phanh phui” nhiều “dự án ma” được phân lô bán nền trái phép trên nền đất nông nghiệp, đất ở nông thôn hoặc thậm chí “cạo đồi” để phân lô bán nền.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra gần 1,1 nghìn trường hợp vi phạm về lĩnh vực đất đai, xây dựng. Trong đó, phân lô bán nền trái phép 94 trường hợp, chủ yếu ở huyện Long Thành, Trảng Bom,...

Tại một địa phương khác là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở một số địa phương thuộc tỉnh này như huyện Châu Đức, thị xã Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa xuất hiện nhiều cá nhân, doanh nghiệp tự ý xây dựng hạ tầng, sau đó phân lô trên đất nông nghiệp và đăng tải các thông tin rao bán như những dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý.

Đơn cử như dự án Hồ Tràm Airport City nằm trên địa bàn xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ có tổng diện tích gần 7.000m2, được chủ đầu tư phân thành 109 lô đất nền và tổ chức bán cho nhiều khách hàng.

Tương tự, 2 dự án là Phú Mỹ Eco City 6 và Phú Mỹ Solar City nằm trên địa bàn xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ. Tại đây, hàng chục ngàn mét vuông đất nông nghiệp được chủ đầu tư hô biến thành những dự án quy mô để thu hút khách hàng. Trong đó, dự án Phú Mỹ Eco City 6 có diện tích hơn 24.000 m2 thuộc số thửa từ 844 đến 901, tờ bản đồ số 28. Theo cơ quan chức năng thị xã Phú Mỹ, các dự án được chủ đầu tư tự ý đấu nối, xây dựng đường nhựa sai phép khi chưa đủ điều kiện pháp lý.

Điển hình là tình thời gian gần đây, nhiều bài báo phản ánh tình trạng có tới gần 100 dự án đã và đang hi công các hạng mục, chào bán rầm rộ tại thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, ở Bảo Lâm số dự án ít hơn nhưng diện tích dự án lại lớn hơn. Ngoài ra có nhiều “dự án” thực hiện không đúng quy hoạch, xẻ đồi để phân lô, bán nền tràn lan, vi phạm nghiêm trọng về kinh doanh Bất động sản.

Tại Lâm Đồng, nhiều đồi chè, cà phê bị san ủi nham nhở. Các khu đất này được chủ đầu tư mua của người dân rồi để cá nhân hộ gia đình đứng tên sau đó làm đơn hiến đất để mở đường với mục đích sản xuất nông nghiệp và lập nên những dự án trái phép có tên nước ngoài “mỹ miều” như The Tropicana Garden 1 và 2; Kiwuki; Country Dream 2; Sun Valley… sau đó quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng xã hội để bán.

Tại các dự án này, chủ đầu tư cho môi giới chào mời người mua với những lời quảng cáo hấp dẫn, vẽ ra viễn cảnh dân cư đông đúc vì đường cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) đi Bảo Lộc (Lâm Đồng) ngang qua đây. Giá bán mỗi lô chỉ từ 5-7 triệu đồng/m2, nếu khách hàng không đầu tư ngay sẽ mất cơ hội vì giá đất sẽ tăng vọt trong thời gian không xa.

Tình trạng này rầm rộ đến độ, đồng loạt các cơ quan Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, Công an tỉnh Lâm Đồng, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng phải “rốt ráo” vào cuộc thanh, kiểm tra xử lý.

Bức tranh bất động sản năm qua: Sốt đất rồi lại sốt đất - Ảnh 2

Lại sốt đất, giá đất “lập đỉnh”

Có một nhận định đáng chú ý mang tính “quy luật” được một đơn vị nghiên cứu thị trường đưa ra khi tổng kết diến biến thị trường bất động sản “năm Covid”, đó là: Bất động sản giảm trong mùa dịch nhưng chỉ cần dịch được kiểm soát là có sức bật rất mạnh do nhu cầu nén lại.

Gần đây, khi cơ bản Chính phủ lựa chọn phương án thích ứng và sống chung với COVID-19 thay vì “Zero Covid”, nhiều nơi chào giá bất động sản với mức tăng cao so với vài tháng trước đó.

Đồng thời, những dự án mới cũng được các tập đoàn lớn đầu tư cũng tưng tốc phát triển đầu tư hạ tầng khiến giá của khu vực lận cận dự án cũng có dịp được “thổi” lên không ít.

Hoàng Tư

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục