Bộ Tài chính: Kiến nghị xử lý hơn 72 nghìn tỷ đồng sau thanh tra

Trong năm 2020, thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện 81.396 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 700.075 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 14.051 vụ; kiến nghị xử lý về tài chính 72.198.122 triệu đồng.

TCDN - Trong năm 2020, thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện 81.396 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 700.075 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 14.051 vụ; kiến nghị xử lý về tài chính 72.198.122 triệu đồng.

Tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra tài chính năm 2020, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Huy Trường cho biết, trong năm 2020, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 81.396 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 700.075 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 14.051 vụ; kiến nghị xử lý về tài chính 72.198.122 triệu đồng.

Trong đó, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước là 16.892.829 triệu đồng; nộp các quỹ là 39.729 triệu đồng; giảm trừ dự toán, giảm trừ cấp phát kinh phí 20.426 triệu đồng; giảm trừ thanh quyết toán, không thanh toán 35.908 triệu đồng; giảm lỗ 45.847.542 triệu đồng; giảm khấu trừ 2.012.059 triệu đồng; kiến nghị tài chính khác 883.718 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính 6.465.912 triệu đồng); số tiền đã thu nộp ngân sách nhà nước 13.338.507 triệu đồng.

Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện 81.396 cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm 2020.
Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện 81.396 cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm 2020.

Riêng Thanh tra Bộ Tài chính triển khai 35 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 24 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, đạt 100% kế hoạch được phê duyệt. Nội dung thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, thanh tra hành chính nội ngành...; 11 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, kết quả triển khai kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ.

Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Huy Trường khẳng định, công tác thanh tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm như: Thanh tra chống thất thu ngân sách nhà nước; Thanh tra công tác quản lý tài chính ngân sách tại Trung ương và địa phương; Thanh tra công tác quản lý tài chính doanh nghiệp; Thanh tra quản lý vốn đầu tư xây dựng...

Trong năm 2021, Thanh tra ngành Tài chính sẽ bố trí lực lượng dự phòng trong trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành từ công tác xây dựng kế hoạch đến công tác phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra giữa các đơn vị thanh tra tài chính. Tăng cường thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm khi mới bắt đầu phát sinh.

Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa Thanh tra Bộ với Thanh tra chuyên ngành các Tổng cục đối với các cuộc thanh tra theo chuyên đề, thanh tra diện rộng để có được những đánh giá sâu, toàn diện về cơ chế chính sách được ban hành và hiệu quả phát huy trong thực tiễn. Bám sát chủ trương, định hướng của Chính phủ, của Bộ; chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2021 được Bộ phê duyệt, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch được giao.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, công tác thanh tra cần chú trọng vào việc phòng chống rủi ro. Thứ trưởng đề nghị Thanh tra Bộ quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là “luôn trau dồi, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống, luôn tự soi, tự sửa lại mình...” vào công tác thanh tra để giúp nền tài chính quốc gia phát triển bền vững.

Theo TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục