Becamex và khoản nợ 10.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn

Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, đối với những doanh nghiệp lớn như Becamex, việc vừa thanh toán khoản nợ trái phiếu khủng lên đến 10.000 tỷ đồng

Gần 10.000 tỷ đồng nợ trái phiếu 

Báo cáo tài chính năm 2022 của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán: BCM) ghi nhận đến 31/12/2022 tổng nợ phải trả của Becamex là 30.681 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn 18.964 tỷ đồng và nợ dài hạn hơn 11.700 tỷ đồng.   

Đặc biệt, trong cơ cấu nợ phải trả của Becamex, tổng dư nợ trái phiếu lên đến 10.176 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đến 31/12/2022 hơn 4.950 tỷ đồng.  

Tại thời điểm cuối năm 2022, theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của Becamex IDC, tổng dư nợ trái phiếu là 10.176 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2022, theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của Becamex IDC, tổng dư nợ trái phiếu là 10.176 tỷ đồng.

Cụ thể, ngày 29/3 vừa qua, Becamex IDC công bố mua lại trước hạn lô trái phiếu BM1908800001 phát hành ngày 29/3/2019 kỳ hạn 5 năm đáo hạn vào 29/3/2024. Trước đó công ty đã mua lại 900 tỷ đồng lô trái phiếu này, số còn lưu hành trị giá 600 tỷ đồng. Nếu mua xong đợt này, lô trái phiếu BM1908800001 còn lưu hành 300 tỷ đồng. 

Theo thống kê từ HNX, ngoài lô trái phiếu BM1908800001, Becamex còn 22 lô trái phiếu hiện đang lưu hành. Tổng giá trị 22 lô tráo phiếu này hơn 10.000 tỷ đồng. 

Vào ngày 11/6 tới đây, Becamex sẽ phải thanh toán gốc vào ngày đáo hạn cho khoảng 10.000 trái phiếu tương ứng với khoảng 1.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu này nằm trong đợt phát hành ngày 13/9/2021 với tổng trị giá 1.500 tỷ đồng dùng để tái cơ cấu các khoản nợ, được đảm bảo bằng 3 quyền sử dụng đất có tổng diện tích 74.185 m2 tọa lạc tại phường Hòa Phú, Tp.Thủ Dầu Một.  

Đối với 500 tỷ tiền dư nợ trái phiếu còn lại của đợt phát hành trên được ghi nhận ngày đáo hạn vào 18/6/2024.  Tuy nhiên, trước khi thực hiện đáo hạn khoản 500 tỷ đồng này, Becamex sẽ phải đáo hạn một lượng lớn trái phiếu có tổng mệnh giá 1.500 tỷ đồng có ngày tất toán ấn định vào 29/3/2024.  

Sau khi tất toán khoản tiền 1.500 tỷ đồng vào ngày 29/3/2024 và tất toán khoản vay 500 tỷ đồng vào ngày 18/6/2024, thì chỉ chưa đầy 2 tháng sau, Tổng Công ty Becamex sẽ phải tiếp tục tất toán khoản trái 1.500 tỷ đồng vào ngày 15/8/2024. Đây cũng là khoản trái phiếu có mức lãi cao với lãi suất năm đầu tiên là 11%/năm, năm thứ hai là 12%/năm và các kỳ sau đó cứ 3 tháng một lần điều chỉnh với mức lãi suất được tính bằng (lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng của Ngân hàng TPCP Việt Nam Thịnh Vượng đối với số tiền gửi lớn hơn 10 tỷ đồng), cộng với biên độ 5%/năm. 

Đó là chưa kể đến đầu năm 2026, Becamex sẽ tiếp tục phải tất toán hai lô trái phiếu có giá trị 4.500 tỷ đồng. 

Bức tranh tài chính của Becamex 

Một điều dễ nhận thấy là với số nợ “khủng” và khoản vay ngắn hạn 4.950 tỷ đồng, đặc biệt 1.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý 2/2023 này thì áp lực tài chính của Becamex khá lớn. Các “chủ nợ” của khoản trái phiếu đến hạn này gồm Ngân hàng TMCP Quân đội, gồm CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Tổng công ty Bảo hiểm quân đội.

Theo báo cáo tài chính năm 2022 của Becamex IDC,  doanh thu thuần của Becamex IDC đạt 6.507 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, Becamex IDC ghi nhận lãi sau thuế gần 1.724 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2021. 

Về dòng tiền, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ghi nhận dương 726 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 772 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 1.078 tỷ đồng, chủ yếu do chi tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. 

Về dòng tiền tài chính, năm 2022, Becamex IDC đã chi gần 6.403 tỷ đồng để trả nợ gốc vay, hơn 914 tỷ đồng trả cổ tức, tiền thu từ đi vay ghi nhận 5.589 tỷ đồng. Do đó, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 1.718 tỷ đồng. 

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Becamex IDC đạt 48.519 tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong đó là hàng tồn kho với 21.181 tỷ đồng. Khoản mục tồn kho của doanh nghiệp ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đạt 18.642 tỷ đồng. Đây là chi phí xây dựng dở dang của các dự án, bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí phải trả để có được quyền sử dụng đất, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các chi phí khác có liên quan đến dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp có khoản tồn kho thành phẩm 193 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, tiền mặt của Becamex IDC cuối kỳ tăng mạnh từ 335 tỷ đồng đầu năm lên 892 tỷ đồng cuối năm 2022. Trong khi đó, các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ 2.650 tỷ đồng, xuống còn 329 tỷ đồng… 

Hoài Thương

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục