Bán bảo hiểm qua Ngân hàng BIDV, BIDV Metlife còn tồn tại những sai phạm gì?

Sau quá trình thanh tra BIDV Metlife Bộ Tài chính phát hiện, 21 trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm.

Theo thông báo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính ban hành, năm 2021, BIDV Metlife triển khai bán bảo hiểm thông qua 1 tổ chức tín dụng là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 và số liệu báo cáo của Công ty, doanh thu phí bảo hiểm triển khai bán thông qua BIDV đạt hơn 1.553 tỷ đồng đồng, tương ứng 99,2% tổng doanh thu phí, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới triển khai bán thông qua BIDV đạt hơn 452,6 tỷ đồng, tương ứng 98,3% tổng doanh thu phí khai thác mới.

Năm 2021, BIDV Metlife phát hành mới 21.123 hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) qua kênh bancass, tỷ lệ hủy sau năm thứ nhất là 39,4%.

Về việc ban hành quy trình quy chế liên quan đến công tác quản lý đại lý bảo hiểm, các quy trình do Công ty ban hành quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm nói chung và đại lý bảo hiểm thuộc kênh phân phối qua BIDV về cơ bản đáp ứng quy định pháp luật.

“Tuy nhiên, quy trình đào tạo và tư vấn bảo hiểm chưa có quy định cụ thể về phân cấp, ủy quyền về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, bộ phận và cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận trong việc triển khai từng hoạt động theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 12 Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính”, thông báo kết luận thanh tra nêu rõ.

Năm 2021, BIDV Metlife phát hành mới 21.123 hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancass, tỷ lệ hủy sau năm thứ nhất là 39,4%.
Năm 2021, BIDV Metlife phát hành mới 21.123 hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancass, tỷ lệ hủy sau năm thứ nhất là 39,4%.

Qua thanh tra chọn mẫu, cơ quan chức năng phát hiện 21 trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm.

Cụ thể, có 1 đại lý bảo hiểm chưa thực hiện đúng theo quy định của Công ty về sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại; có 2 đại lý bảo hiểm và 1 nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định về thu thập, kê khai thông tin khách hàng do Công ty ban hành.

Ngoài ra, cơ quan chức năng phát hiện 1 đại lý bảo hiểm cá nhân không tuân thủ quy trình khai thác, tư vấn sản phẩm bảo hiểm theo quy định của Công ty; có 9 đại lý bảo hiểm và 1 nhân viên ngân hàng không thực hiện đúng quy định về kê khai, hoàn thiện hồ sơ, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra thông tin trong các tài liệu, hồ sơ yêu cầu bảo hiểm của khách hàng theo quy định của Công ty;

Đồng thời, vẫn tồn tại 2 đại lý bảo hiểm cá nhân chậm trễ trong việc hỗ trợ khách hàng làm thủ tục liên quan đến hợp đồng bảo hiểm; 4 đại lý bảo hiểm chưa thực hiện đúng quy định về kê khai số điện thoại trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm của khách hàng.

Về công tác đào tạo đại lý bảo hiểm, BIDV Metlife có 3 cán bộ thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại lý bảo hiểm nhưngcăn cứ để chứng minh về kiến thức pháp luật chưa rõ ràng để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 87 Nghị định 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ

Về chi phí hoạt động đại lý liên quan đến việc bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty đã hạch toán các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bancass là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2021 chưa đúng quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật về thuế với tổng số tiền là hơn 174,2 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2022, BIDV Metlife báo doanh thu phí bảo hiểm đạt 1.758 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ đồng so với năm 2021. Tổng số tiền chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm ghi nhận mức 1.013 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của BIDV Metlife đạt 85,2 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ.

PV

Đời sống & Pháp luật
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục