BAF tăng cường vay nợ nhưng sử dụng kém hiệu quả

Mức thuế mà BAF ghi nhận phải đóng là 18 tỷ đồng. Trong năm, BAF tăng cường vay nợ song đơn vị sử dụng nguồn vốn này kém hiệu quả.

Tính đến ngày 31/12/2023, theo ghi nhận tại báo cáo tài chính quý 4 của BAF thì đơn vị này đang có khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là 18 tỷ đồng. Số tiền phải nộp thuế này đến từ kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của BAF. So với năm trước, số thuế mà BAF đang phải nộp ít hơn nhiều, cho thấy tình hình kinh doanh của BAF kém hiệu quả hơn nhiều so với năm trước đó.

BAF tăng cường vay nợ nhưng sử dụng kém hiệu quả - Ảnh 1

Khả năng thanh toán ngắn hạn của BAF ổn nhưng hàng tồn kho của đơn vị này đang ở mức khá cao. Hàng tồn kho ở mức 1.604 tỷ đồng tăng hơn 82% so với cùng kỳ, tương đương tăng 723 tỷ đồng. Hàng tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu. Theo lý thuyết tài chính, với lượng hàng tồn kho như vậy, BAF đang có vòng quay hàng tồn ở mức 3,95 lần. Với tốc độ bán hàng tính đến ngày 31/12/2023 thì BAF phải cần đến 92 ngày để giải quyết hết lượng hàng tồn kho.

Đặc biệt, trong năm BAF tăng cường vay nợ so với cùng kỳ, trong đó vay ngắn hạn ngân hàng tăng 400 tỷ, vay dài hạn đến hạn trả tăng 38,7 tỷ, tổng cộng 438,7 tỷ đồng. Nợ dài hạn của BAF tăng 916 tỷ, lên mức 1.610 tỷ, tương đương tăng 132% so với cùng kỳ. Trong đó, nợ trái phiếu chuyển đổi gần 476 tỷ đồng. Kết quả khiến tổng nợ của BAF tăng từ 2.986 tỷ đồng lên 4.667 tỷ đồng, tương đương tăng 56,3% so với cuối năm 2022.

Nợ dài hạn và nợ trái phiếu của BAF ghi nhận trong báo cáo tài chính quý 4/2023
Nợ dài hạn và nợ trái phiếu của BAF ghi nhận trong báo cáo tài chính quý 4/2023

Nợ ngắn hạn tăng khiến cho khả năng thanh toán tiền mặt của BAF tương đối yếu. Trong khi đó khả năng thanh toán từ hoạt động kinh doanh của BAF cũng kém tương tự khi mà lợi nhuận tạo ra ít mà tổng nợ quá cao.

Tổng nợ của BAF ở mức 4.667 chiếm gần 71% tổng tài sản của BAF. Có thể thấy nợ của BAF lớn gấp 2,5 lần vốn chủ sở hữu cũng là yếu tố đánh giá khả năng sử dụng đòn bẩy của BAF kém hiệu quả so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Vòng quay tổng tài sản của BAF đạt 80%, song so với doanh nghiệp  cùng ngành thì chỉ số này thấp hơn rất nhiều. Tính đến 31/12/2023, chỉ số ROA của BAF đạt 0,35%, chỉ số ROE đạt 1,2%. Trong khi đó, doanh nghiệp cùng ngành với BAF là Lộc Trời có chỉ số ROA là 2,26%, ROE là 8%, cao gấp hơn 6 lần BAF. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của hai đơn vị cùng ngành chênh lệch lớn.

Kết quả cho thấy, lợi nhuận sau thuế của BAF giảm 264,4 tỷ đồng xuống còn 23 tỷ đồng tương đương giảm 95% so với cùng kỳ.

PV

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục