Xử phạt, tước giấy hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động sai

Các doanh nghiệp bị thu hồi, xử phạt đều đã vi phạm các quy định của Luật Người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động quá trình hoạt động.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa thu hồi giấy phép hoạt động của nhiều doanh nghiệp phái cử (còn gọi doanh nghiệp xuất khẩu lao động) do vi phạm các quy định Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các doanh nghiệp bị thu hồi, xử phạt đều đã vi phạm các quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong quá trình hoạt động.
Các doanh nghiệp bị thu hồi, xử phạt đều đã vi phạm các quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong quá trình hoạt động.

Cụ thể, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (LĐTB&XH) quyết định thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (gọi tắt giấy phép) đối với Công ty Cổ phần Vinaconex Sài Gòn và Công ty TNHH Đào tạo Quốc tế Đông Đô, Công ty Cổ phần quốc tế Hoàng Gia Long, nguyên nhân do công ty này không bảo đảm điều kiện về ký quỹ, số lượng nhân viên nghiệp vụ, cơ sở vật chất và trang thông tin điện tử.

Công ty Cổ phần Đầu tư du học và Hợp tác quốc tế VTC1 có hành vi ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nên cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐ-TB&XH xử phạt 132 triệu đồng.

Vào đầu tháng 7/2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã ra quyết định xử phạt hành chính 3 công ty xuất khẩu lao động với số tiền 325 triệu đồng. Cụ thể, công ty Cổ phần Vận tải biển và hợp tác lao động quốc tế - INLACO SAIGON bị xử phạt 180 triệu đồng vì ký không đúng mẫu hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với hai lao động; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đăng ký theo hợp đồng cung ứng lao động 322 người.

Tương tự, Công ty Cổ phần đầu tư Thuận An DMC bị xử phạt 85 triệu đồng và Cổ phần tư vấn du học và thương mại Giang Anh bị xử phạt 60 triệu đồng. Được biết, sau khi bị thu hồi giấy phép, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp này vẫn phải thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, các doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã xuất cảnh; giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động do doanh nghiệp tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép không được thực hiện các hoạt động, dịch vụ: Ký kết và thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ở nước ngoài; cung cấp thông tin, quảng cáo, tư vấn về cơ hội việc làm ở nước ngoài.

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép cũng không được chuẩn bị nguồn lao động và tuyển chọn người lao động; đồng thời không được tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Thanh Thanh

TCDN
In bài viết
KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục